Tanm4
GẮN KẾT
Hình dáng đồng hồ với kim giờ và kim phút đã được sử dụng nhiều thế kỷ nay, thiết kế kinh điển này được gợi cảm hứng từ đồng hồ mặt trời thời cổ đại. Như mọi người đều biết, thời cổ đại người ta chỉ dùng một cái que cắm xuống đất và nhìn bóng của cái que đó để tính giờ. Những chiếc đồng hồ cơ thời đầu cũng chỉ có kim giờ như vậy, sau đó một thời gian mới xuất hiện kim phút. Tất nhiên, bên cạnh thiết kế truyền thống đó, có rất nhiều hãng muốn thể hiện khả năng sáng tạo của mình bằng cách cho ra mắt những mẫu đồng hồ với cách hiển thị thời gian đặc biệt, sử dụng những công nghệ mới và phức tạp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số mẫu đồng hồ đặc biệt như vậy.
Đồng hồ nhảy số
Mẫu đồng hồ bỏ túi và đeo tay nhảy số của Audemars Piguet từ năm 1921
Thay vì thiết kế dạng kim xoay như thông thường, những chiếc đồng hồ nhảy số sử dụng một cửa sổ nhỏ hiển thị số giờ và phút – giống như chức năng hiển thị ngày vậy. Trông thì có vẻ đơn giản, nhưng cơ chế này cũng tương đối phức tạp vì người thợ đồng hồ phải tính toán để cung cấp một lực vừa đủ, sao cho số giờ thay đổi phải thật nhanh nhưng cũng không được lệch ô.
Những chiếc đồng hồ nhảy số xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 19 tại Pháp, được sáng chế bởi Blondeau – thợ đồng hồ của Nhà vua nước Pháp. Đã có một thời, cách hiển thị giờ dạng nhảy số được coi là cách hiển thị chuẩn của đồng hồ, được sử dụng bởi phần lớn những nhà sản xuất đồng hồ tên tuổi lúc đó.
The De Bethune DB28 Digitale
Bên cạnh đó, những hãng đồng hồ cũng đã tìm được những cách khác đặc biệt hơn để hiển thị thời gian, đặc biệt là những hãng sản xuất đồng hồ nhỏ, độc lập. Họ đã tìm được cách kết hợp những tinh hoa kỹ thuật của ngành đồng hồ với những phong cách thiết kế độc đáo để cho ra những mẫu đồng hồ có một không hai.
Những thiết kế với hình dáng kỳ lạ
Romain Jerome Spacecraft
Là một đại diện trong những thiết kế đồng hồ mới lạ và hiện đại, chiếc Romain Jerome Spacecraft có một cơ chế hiển thị giống với đồng hồ điện tử với một hàng số để hiển thị giờ. Bên cạnh đó là những thiết kế của MB&F, mỗi thiết kế của họ đều là một chân trời mới để chúng ta có thể khám phá. Chiếc HM5 của MB&F cũng hiển thị giờ ở cạnh đồng hồ như Romain Jerome Spacecraft nhưng có khung giờ và phút thiết kế nhảy số.
MB&F HM5
Cũng trong chủ đề những chiếc đồng hồ có hình dáng lạ kỳ là những mẫu đồng hồ của Urwerk. Với tư cách những đầu tầu của hãng, Felix Baumgartner and Martin Frei luôn có những ý tưởng độc đáo để hiển thị thời gian. Trong số những thiết kế của họ, chúng ta phải nhắc tới mẫu UR202 với 3 khối lập phương xoay thể hiện giờ. Ở mặt ngoài của khối lập phương có một kim chỉ phút, sau khi chạy hết 60 phút thì kim chỉ sẽ được thu vào bên trong khối lập phương.
Urwerk UR202
Thiết kế cuộn xích
Christophe Claret Dual Tow
Harry Winston Opus 9
Những thiết kế sử dụng xích, đai cuốn cũng được sử dụng rất nhiều bởi các hãng đồng hồ độc lập như Christophe Claret với mẫu Dual Tow, Harry Winston với Opus 9. Cabestan cũng xây dựng những mẫu đồng hồ của họ dựa trên bộ máy thiết kế dọc, với số hiển thị giờ cuộn trên những xi lanh. Thiết kế đặc biệt của họ cũng phần nào xác định lại quan điểm truyền thống về bộ máy đồng hồ - trước đó bị đóng khung với thiết kế bánh răng, hộp cót cổ điển.
Cabestan Winch Tourbillon
Thời gian được lắp ghép
Sở hữu một cơ chế kỹ thuật phức tạp, xứng đáng là một kiệt tác đồng hồ mới, Harry Winston opus XI có số giờ được lắp ghép từ 4 bánh răng xoay, mỗi bánh răng có 6 mảnh ghép. Sau mỗi mốc giờ, một hệ thống bánh răng phức tạp sẽ làm cho số chỉ giờ vỡ tung ra trước khi được lắp ghép lại thành con số mới.
Một mẫu đồng hồ cực kỳ phức tạp khác là De Grisogono Meccanico dG với thiết kế mặt số giống hệt một chiếc đồng hồ điện tử. Điểm quan trọng chúng ta cần chú ý đó chính là De Grisogono không hề sử dụng một linh kiện điện tử nào trong chiếc đồng hồ này. Cơ chế hiển thị này được điều khiển bởi bộ máy cực kỳ phức tạp được tạo nên từ hơn 650 linh kiện. Bạn có thể tìm hiểu về chiếc đồng hồ này qua video giới thiệu dưới đây.
Và một số thiết kế đặc biệt khác
Claret XTREM 1 có thiết kế hiển thị giờ bằng hai viên bi thép nằm bên trong hai ống sapphiere ở hai bên đồng hồ. Hai viên bi này sẽ được điều khiển bằng trường điện từ - một thiết kế đáng kinh ngạc nhưng cũng rất gây tranh cãi vì ai cũng biết rằng từ trường là kẻ thù truyền thống của đồng hồ cơ.
Được gợi cảm hứng từ mặt trời, Harry Winston opus 12 được thiết kế với 12 mốc giờ, tượng trưng cho những tia sáng từ mặt trời (chính là tâm đồng hồ). Mỗi mốc giờ sẽ có 1 mặt màu và 1 mặt trắng, sau mỗi một giờ, mốc giờ sẽ đổi màu 1 lần – tương tự với mỗi 5 phút. Cây kim ở tâm chiếc đồng hồ sẽ chỉ khoảng thời gian đã trôi qua trong khoảng 5 phút đó.
Đồng hồ nhảy số

Mẫu đồng hồ bỏ túi và đeo tay nhảy số của Audemars Piguet từ năm 1921
Thay vì thiết kế dạng kim xoay như thông thường, những chiếc đồng hồ nhảy số sử dụng một cửa sổ nhỏ hiển thị số giờ và phút – giống như chức năng hiển thị ngày vậy. Trông thì có vẻ đơn giản, nhưng cơ chế này cũng tương đối phức tạp vì người thợ đồng hồ phải tính toán để cung cấp một lực vừa đủ, sao cho số giờ thay đổi phải thật nhanh nhưng cũng không được lệch ô.
Những chiếc đồng hồ nhảy số xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 19 tại Pháp, được sáng chế bởi Blondeau – thợ đồng hồ của Nhà vua nước Pháp. Đã có một thời, cách hiển thị giờ dạng nhảy số được coi là cách hiển thị chuẩn của đồng hồ, được sử dụng bởi phần lớn những nhà sản xuất đồng hồ tên tuổi lúc đó.

The De Bethune DB28 Digitale
Bên cạnh đó, những hãng đồng hồ cũng đã tìm được những cách khác đặc biệt hơn để hiển thị thời gian, đặc biệt là những hãng sản xuất đồng hồ nhỏ, độc lập. Họ đã tìm được cách kết hợp những tinh hoa kỹ thuật của ngành đồng hồ với những phong cách thiết kế độc đáo để cho ra những mẫu đồng hồ có một không hai.
Những thiết kế với hình dáng kỳ lạ

Romain Jerome Spacecraft
Là một đại diện trong những thiết kế đồng hồ mới lạ và hiện đại, chiếc Romain Jerome Spacecraft có một cơ chế hiển thị giống với đồng hồ điện tử với một hàng số để hiển thị giờ. Bên cạnh đó là những thiết kế của MB&F, mỗi thiết kế của họ đều là một chân trời mới để chúng ta có thể khám phá. Chiếc HM5 của MB&F cũng hiển thị giờ ở cạnh đồng hồ như Romain Jerome Spacecraft nhưng có khung giờ và phút thiết kế nhảy số.

MB&F HM5
Cũng trong chủ đề những chiếc đồng hồ có hình dáng lạ kỳ là những mẫu đồng hồ của Urwerk. Với tư cách những đầu tầu của hãng, Felix Baumgartner and Martin Frei luôn có những ý tưởng độc đáo để hiển thị thời gian. Trong số những thiết kế của họ, chúng ta phải nhắc tới mẫu UR202 với 3 khối lập phương xoay thể hiện giờ. Ở mặt ngoài của khối lập phương có một kim chỉ phút, sau khi chạy hết 60 phút thì kim chỉ sẽ được thu vào bên trong khối lập phương.

Urwerk UR202
Thiết kế cuộn xích

Christophe Claret Dual Tow

Harry Winston Opus 9
Những thiết kế sử dụng xích, đai cuốn cũng được sử dụng rất nhiều bởi các hãng đồng hồ độc lập như Christophe Claret với mẫu Dual Tow, Harry Winston với Opus 9. Cabestan cũng xây dựng những mẫu đồng hồ của họ dựa trên bộ máy thiết kế dọc, với số hiển thị giờ cuộn trên những xi lanh. Thiết kế đặc biệt của họ cũng phần nào xác định lại quan điểm truyền thống về bộ máy đồng hồ - trước đó bị đóng khung với thiết kế bánh răng, hộp cót cổ điển.

Cabestan Winch Tourbillon
Thời gian được lắp ghép

Sở hữu một cơ chế kỹ thuật phức tạp, xứng đáng là một kiệt tác đồng hồ mới, Harry Winston opus XI có số giờ được lắp ghép từ 4 bánh răng xoay, mỗi bánh răng có 6 mảnh ghép. Sau mỗi mốc giờ, một hệ thống bánh răng phức tạp sẽ làm cho số chỉ giờ vỡ tung ra trước khi được lắp ghép lại thành con số mới.

Một mẫu đồng hồ cực kỳ phức tạp khác là De Grisogono Meccanico dG với thiết kế mặt số giống hệt một chiếc đồng hồ điện tử. Điểm quan trọng chúng ta cần chú ý đó chính là De Grisogono không hề sử dụng một linh kiện điện tử nào trong chiếc đồng hồ này. Cơ chế hiển thị này được điều khiển bởi bộ máy cực kỳ phức tạp được tạo nên từ hơn 650 linh kiện. Bạn có thể tìm hiểu về chiếc đồng hồ này qua video giới thiệu dưới đây.
Và một số thiết kế đặc biệt khác

Claret XTREM 1 có thiết kế hiển thị giờ bằng hai viên bi thép nằm bên trong hai ống sapphiere ở hai bên đồng hồ. Hai viên bi này sẽ được điều khiển bằng trường điện từ - một thiết kế đáng kinh ngạc nhưng cũng rất gây tranh cãi vì ai cũng biết rằng từ trường là kẻ thù truyền thống của đồng hồ cơ.

Được gợi cảm hứng từ mặt trời, Harry Winston opus 12 được thiết kế với 12 mốc giờ, tượng trưng cho những tia sáng từ mặt trời (chính là tâm đồng hồ). Mỗi mốc giờ sẽ có 1 mặt màu và 1 mặt trắng, sau mỗi một giờ, mốc giờ sẽ đổi màu 1 lần – tương tự với mỗi 5 phút. Cây kim ở tâm chiếc đồng hồ sẽ chỉ khoảng thời gian đã trôi qua trong khoảng 5 phút đó.
Nguồn:
MonoChrome-Watches
MonoChrome-Watches