Nội dung chi tiết cam kết Việt - Mỹ trong đàm phán gia nhập WTO
VNECONOMY cập nhật: 01/06/2006
Thoả thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO với Hoa Kỳ được ký kết ngày 31/5 tại Tp.HCM
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ - USTR hôm qua (31/5) đã công bố một danh sách chi tiết các cam kết cắt giảm thuế và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam theo thỏa thuận đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Theo đó, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường trên nhiều lĩnh vực quan trọng như cho phép thành lập chi nhánh bảo hiểm (phi nhân thọ), công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, cũng như thực hiện những cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp.
Lĩnh vực dịch vụ
Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các nhà cung cấp dịch vụ của Hoa Kỳ sẽ tiếp thị trường Việt Nam một cách dễ dàng hơn và sẽ được hưởng quy chế đãi ngộ quốc gia trên nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, năng lượng, chuyển phát nhanh, xây dựng, vv. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đồng ý xem xét việc mở cửa thị trường một cách rộng hơn so với những gì đã được thỏa thuận.
Ngân hàng và chứng khoán: Hiện tại, Việt Nam cho phép các ngân hàng nước ngoài nắm giữ mức cổ phần tối đa là 49%. Các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng các công ty chứng khoán nước ngoài chỉ được phép thành lập văn phòng đại diện tại đây. Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bao gồm:
Kể từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng Mỹ và các ngân hàng nước ngoài khác sẽ được phép thành lập các chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Cũng như các pháp nhân Việt Nam, các chi nhánh và văn phòng đại diện này sẽ được hưởng chế độ đối xử không phân biệt (đãi ngộ quốc gia) ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các ngân hàng của Mỹ sẽ được phép thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài, nhận tiền gửi bằng VND không giới hạn từ các pháp nhân đồng thời phát hành thẻ tín dụng.
Kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO, các công ty chứng khoán nước ngoài có thể tham gia thành lập liên doanh với số cổ phần tối đa là 49%. 5 năm sau đó, số cổ phần tối đa của phía nước ngoài tại các liên doanh này có thể được tăng lên tới 100% và các công ty chứng khoán này có thể đưa vào Việt Nam một số hoạt động chứng khoán của mình như quản lý tài sản, tư vấn, v..v.
Các công ty đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia trong lĩnh vực tài chính. Các quy chế về tiếp cận thị trường nước ngoài sẽ tương tự hoặc cao hơn so với các quy chế này của các nước OECD.
Bảo hiểm: Hiện tại, các công ty bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam dưới dạng liên doanh với một công ty Việt Nam. Hoạt động của các công ty này cũng bị giới hạn trong một số lĩnh vực. Việc thành lập chi nhánh trực tiếp không được chấp nhận. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại đây theo những quy tắc như sau:
Việt Nam sẽ cho phép các công ty bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài và 5 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty này sẽ được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
Các giới hạn đối với hoạt động của các công ty bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam sẽ ở mức thấp nhất. Chẳng hạn, trong vòng 1 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ không được phép cung cấp một số loại bảo hiểm bắt buộc nhưng sau đó sẽ không còn giới hạn nào nữa.
Việt Nam sẽ cho phép các công ty bảo hiểm nước ngoài hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia một cách đầy đủ. Hơn nữa, Việt Nam sẽ thực thi cam kết của mình về chi nhánh của các công ty bảo hiểm nước ngoài theo cách phù hợp với các tiêu chuẩn được công nhận quốc tế của Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS).
Viễn thông: Việt Nam sẽ mở cửa thị trường viễn thông của mình và cho phép các công ty mà cổ phần nước ngoài chiếm đa số cung cấp trong 4 lĩnh vực phản ánh những ưu tiên thương mại chính của Mỹ, đó là: các dịch vụ viễn thông công cộng cơ bản mà phía nhà cung cấp không có cơ sở hạ tầng (cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và di động nhờ đường truyền thuê của một công ty Việt Nam); mạng dữ liệu nội bộ (trước hết để phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài; cung cấp các dịch vụ dựa trên mạng Internet); dịch vụ vệ tinh và dịch vụ cáp ngầm đường biển.
Việt Nam cũng đã chấp nhận những quy định tham chiếu cơ bản về viễn thông của WTO, thiết lập một cơ quan giám sát độc lập và các quy chế bắt buộc nhằm phòng ngừa các hành vi hạn chế cạnh tranh của các nhà cung cấp chính trên thị trường. Tài liệu này quy định một cách rõ ràng các quy chế bắt buộc cũng như những yêu cầu có quan hệ qua lại chặt chẽ.
Năng lượng: Việt Nam đã đưa ra hàng loạt các cam kết về mở cửa thị trường năng lượng của mình theo từng giai đoạn. Việt Nam sẽ cho phép các công ty dịch vụ năng lượng của Mỹ tham gia vào các dự án năng lượng liên quan đến khảo sát và phát triển dầu khí, tư vấn quản lý, phân tích và kiểm định kỹ thuật, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, vv.
Sau khi gia nhập, Việt Nam sẽ cho phép các công ty nước ngoài trong lĩnh vực này thành lập liên doanh với một công ty Việt Nam trong thời hạn 3 hoặc 5 năm tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động. Sau thời gian đó, các công ty dịch vụ năng lượng nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Việt Nam cũng đã cam kết sẽ cho phép các công ty dịch vụ năng lượng nước ngoài hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia một cách đầy đủ.
Dịch vụ chuyển phát nhanh: Ngay sau khi gia nhập, Việt Nam sẽ cho phép các công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh nước ngoài thành lập liên doanh với các công ty Việt Nam trong đó phía nước ngoài nắm đa số cổ phần. 5 năm sau đó, các nhà cung cấp nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Địa vị thành viên WTO của Việt Nam sẽ cho phép dịch vụ chuyển phát không hạn chế đối với các loại tài liệu, bao gói, hàng hóa, vv theo mọi phương thức. Đồng thời, các nhà cung cấp nước ngoài cũng sẽ được đối xử như Bưu chính Việt Nam.
Dịch vụ vận tải: Việt Nam sẽ mở cửa thị trường trong các lĩnh vực sửa chữa và bảo dưỡng máy bay, cho phép các công ty nước ngoài thành lập liên doanh với phía Việt Nam ngay sau khi gia nhập và 5 năm sau đó, các nhà cung cấp nước ngoài có thể thành lập 100% vốn nước ngoài.
Dịch vụ kinh doanh: Việt Nam sẽ mở cửa thị trường rộng hơn nữa cho các nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh như tư vấn luật, kế toán, kiến trúc, quảng cáo, thị trường, thú y, vv. Doanh nghiệp nước ngoài trong phần lớn các lĩnh vực này được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài ngay sau thời điểm gia nhập hoặc một thời gian ngắn sau đó. Việt Nam cũng sẽ mở cửa thị trường rộng hơn cho dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan khác, cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực đang tăng trưởng rất nhanh chóng mà các công ty Mỹ có khả năng cạnh tranh toàn cầu này.
Dịch vụ phân phối: Việt Nam sẽ tự do hóa lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh. Sau thời điểm gia nhập, các doanh nghiệp Mỹ trong lĩnh vực này được phép thành lập liên doanh với phía Việt Nam và từ 1/1/2009, các doanh nghiệp Mỹ được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được cung cấp cả các hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Dịch vụ môi trường: Việt Nam sẽ tự do hóa thị trường dịch vụ môi trường, cho phép các công ty của Mỹ cung cấp nhiều loại dịch vụ từ thoát nước đến hạn chế tiếng ồn, với tư cách là liên doanh với phía Việt Nam ngay sau thời điểm gia nhập và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 5 năm sau thời điểm gia nhập. Việt Nam cũng đã cam kết sẽ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực này được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia một cách đầy đủ.
Khách sạn – Nhà hàng: Việt Nam sẽ mở cửa thị trường rộng hơn nữa cho đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ vào ngành công nghiệp này ở Việt Nam đồng thời tạo cơ hội cho các công ty quản lý khách sạn của Mỹ.
Sản phẩm nông nghiệp
Năm 2005, Mỹ xuất khẩu vào Việt Nam trên 192 triệu USD hàng nông nghiệp, chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vào thị trường Việt Nam. Theo thỏa thuận song Việt Nam cam kết giảm thuế và chấp nhận hệ thống kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ. Cụ thể:
Về thuế quan, hiện Việt Nam áp mức thuế suất trung bình lên các sản phẩm nông nghiệp là 27%. Theo cam kết, sẽ có khoảng 3/4 sản phẩm nông nghiệp của Mỹ được hưởng mức thuế dưới 15%, trong đó có các mặt hàng: bông, thịt bò, thịt lợn, quả hạnh, nho tươi, lê, nho khô…
Về cơ chế kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, Việt Nam cam kết áp dụng thỏa thuận của WTO về các tiêu chuẩn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trên tất cả các sản phẩm nông nghiệp.
Một số sản phẩm cụ thể:
Thịt bò: Mức thuế đánh vào mặt hàng thịt bò loại kém (nội tạng, phần thừa…) sẽ giảm ngay lập tức từ 20% xuống 15% và giảm xuống 8% trong vòng 4 năm tiếp theo. Sản phảm thịt bò lọc xương sẽ được giảm từ 20% xuống 14% trong vòng 5 năm. Xúc xích bò hiện đang bị áp mức thuế 50% cũng sẽ được giảm ngay lập tức xuống 40% và giảm xuống 20% theo lộ trình 5 năm.
Thịt lợn: Mặt hàng thịt lợn loại kém sẽ được giảm thuế ngay từ 20% xuống 15% và trong 4 năm tiếp theo sẽ giảm xuống 8%. Những sản phẩm chất lượng cao như thịt giăm bông, thịt lợn nguyên con sẽ được giảm thuế từ 30% xuống 15% trong vòng 4 năm. Thịt lợn đã qua chế biến được hưởng thuế 10% (mức hiện tại là 20%) sau 5 năm.
Bơ sữa: Mặt hàng váng sữa sẽ được hưởng mức thuế 10% theo lộ trình 5 năm. Mức thuế đối với sản phẩm pho mát sẽ được giảm ngay lập tức từ 20% xuống 10%. Mức thuế đối với kem giảm từ 50% xuống 20% sau 5 năm.
Hoa quả: Thuế suất đối với các mặt hàng táo, lê, nho tươi sẽ giảm ngay lập tức từ 40% xuống 20% và xuống mức 10% sau 5 năm. Mức thuế tối huệ quốc đối với sản phẩm nho khô hiện tại là 40% sẽ được giảm xuống 25% và sau 5 năm giảm xuống 13%.
Các sản phẩm đã chế biến: Hầu hết các sản phẩm thực phẩm đã chế biến của Mỹ vào Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế thấp. Ví dụ sản phẩm khoai tây chiên sẽ được giảm ngay từ 50% xuống 40% và giảm tới mức 18% sau 5 năm. Sản phẩm bơ lạc cũng được hưởng thuế suất và lộ trình tương tự. Mặt hàng sôcôla được giảm từ 40% xuống 20%. Bánh cookies và ngũ cốc được giảm thuế từ 40% xuống 15% trong vòng 5 năm.
Đậu tương: Mức thuế đối với các sản phẩm đậu tương được giảm từ 15% xuống 5% trong vòng 3 năm. Với sản phẩm dầu nành, thuế suất được giảm từ 50% xuống 30% và sau 5 năm sẽ giảm xuống mức 20%. Mặt hàng bột đậu tương giảm từ 30% xuống 8% trong 5 năm.
Các sản phẩm bông, da thuộc và chưa thuộc: Các mặt hàng này sẽ được hưởng mức thuế suất 0% ngay lập tức.
Sản phẩm công nghiệp
Theo cam kết đàm phán, Việt Nam sẽ giảm thuế suất đáng kể đánh vào các sản phẩm công nghiệp chế tạo. Trên 94% các sản phẩm của Mỹ vào Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế từ 15% trở xuống. Lộ trình giảm thuế trung bình đối với các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng là 2 năm và nhiều cắt giảm được cam kết thực hiện ngay lập tức.
Một số mặt hàng cụ thể:
Sản phẩm công nghệ thông tin: Việt Nam sẽ gia nhập Hiệp ước về Công nghệ thông tin (ITA), theo đó sẽ xóa bỏ các mức thuế đối với sản phẩm công nghệ thông tin như máy tính, điện thoại di động và modem. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này của Mỹ vào Việt Nam đạt trên 40 triệu USD.
Hóa mỹ phẩm và dược phẩm: Việt Nam cam kết giảm thuế để tương thích với Hiệp ước CHA (Chemical Harmonization Agreement). Thuế suất đối với mặt hàng mỹ phẩm được giảm từ 49% xuống 17,9%. Sản phẩm dược phẩm sẽ được hưởng thuế trung bình 2,5% sau 5 năm khi Việt Nam gia nhập.
Thiết bị máy bay dân dụng: Thuế suất của Việt Nam với sản phẩm máy bay và động cơ sẽ được xóa bỏ trong vòng 7 năm. Mức thuế trung bình đối với linh kiện máy bay sẽ giảm xuống dưới 9% theo lộ trình tương tự.
Motor và linh kiện: Mức thuế suất đối với những sản phẩm xe đa dụng có tính năng thể thao (SUV) sẽ được giảm 50% sau khi Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết. Mức thuế đối với linh kiện ô tô giảm xuống còn 13%. Đối với các xe mô tô phân khối lớn, thuế suất sẽ được giảm khoảng 56% và linh kiện cũng được giảm 32%.
Thiết bị xây dựng và nông nghiệp: Việt Nam cam kết giữ ở mức 5% hoặc thấp hơn đối với khoảng 90% dòng thuế đối với các mặt hàng này.
Thiết bị khoa học và y tế: Việt Nam cam kết giữ mức thuế 0% đối với 91% sản phẩm thiết bị y tế trong vòng 5 năm. Mức thuế trung bình đối với lĩnh vực này sẽ thấp hơn 1%. Việt Nam cũng cam kết bỏ thuế đối với 96% sản phẩm thiết bị khoa học trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập.
Việt Nam cũng sẽ dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, cụ thể như sau:
Lĩnh vực xe máy: Dỡ bỏ quy định cấm nhập khẩu xe phân khối lớn với động cơ trên 175 phân khối. Trong vòng 1 năm, Việt Nam sẽ thiết lập một hệ thống không phân biệt đối xử và minh bạch về việc nhập khẩu, phân phối và sử dụng các loại xe phân khối lớn của các cá nhân và doanh nghiệp thỏa mãn các tiêu chí mà hai bên đã thỏa thuận.
Các sản phẩm sử dụng công nghệ mã hóa: Việt Nam sẽ miễn trừ các hạn chế áp dụng việc nhập khẩu các loại máy móc và phần mềm và công nghệ mã hóa đối với các loại hàng hóa thương mại bao gồm các sản phẩm được quy định trong Hiệp định về công nghệ thông tin (ITA).
Sắt và các phế liệu kim loại khác: Việt Nam sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với các loại nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất thép này tới 51% so với mức hiện tại trong vòng 5 đến 7 năm tới.
Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần nhà nước nắm quyền chi phối: Những doanh nghiệp này sẽ được tham gia các hoạt động thương mại quốc tế dựa trên các thỏa thuận thương mại.
Các tài liệu gốc:
Sản phẩm công nghiệp
Dịch vụ
Nông nghiệp
Nguồn: VNECONOMY
VNECONOMY cập nhật: 01/06/2006
Thoả thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO với Hoa Kỳ được ký kết ngày 31/5 tại Tp.HCM
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ - USTR hôm qua (31/5) đã công bố một danh sách chi tiết các cam kết cắt giảm thuế và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam theo thỏa thuận đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Theo đó, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường trên nhiều lĩnh vực quan trọng như cho phép thành lập chi nhánh bảo hiểm (phi nhân thọ), công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, cũng như thực hiện những cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp.
Lĩnh vực dịch vụ
Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các nhà cung cấp dịch vụ của Hoa Kỳ sẽ tiếp thị trường Việt Nam một cách dễ dàng hơn và sẽ được hưởng quy chế đãi ngộ quốc gia trên nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, năng lượng, chuyển phát nhanh, xây dựng, vv. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đồng ý xem xét việc mở cửa thị trường một cách rộng hơn so với những gì đã được thỏa thuận.
Ngân hàng và chứng khoán: Hiện tại, Việt Nam cho phép các ngân hàng nước ngoài nắm giữ mức cổ phần tối đa là 49%. Các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng các công ty chứng khoán nước ngoài chỉ được phép thành lập văn phòng đại diện tại đây. Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bao gồm:
Kể từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng Mỹ và các ngân hàng nước ngoài khác sẽ được phép thành lập các chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Cũng như các pháp nhân Việt Nam, các chi nhánh và văn phòng đại diện này sẽ được hưởng chế độ đối xử không phân biệt (đãi ngộ quốc gia) ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các ngân hàng của Mỹ sẽ được phép thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài, nhận tiền gửi bằng VND không giới hạn từ các pháp nhân đồng thời phát hành thẻ tín dụng.
Kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO, các công ty chứng khoán nước ngoài có thể tham gia thành lập liên doanh với số cổ phần tối đa là 49%. 5 năm sau đó, số cổ phần tối đa của phía nước ngoài tại các liên doanh này có thể được tăng lên tới 100% và các công ty chứng khoán này có thể đưa vào Việt Nam một số hoạt động chứng khoán của mình như quản lý tài sản, tư vấn, v..v.
Các công ty đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia trong lĩnh vực tài chính. Các quy chế về tiếp cận thị trường nước ngoài sẽ tương tự hoặc cao hơn so với các quy chế này của các nước OECD.
Bảo hiểm: Hiện tại, các công ty bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam dưới dạng liên doanh với một công ty Việt Nam. Hoạt động của các công ty này cũng bị giới hạn trong một số lĩnh vực. Việc thành lập chi nhánh trực tiếp không được chấp nhận. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại đây theo những quy tắc như sau:
Việt Nam sẽ cho phép các công ty bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài và 5 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty này sẽ được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
Các giới hạn đối với hoạt động của các công ty bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam sẽ ở mức thấp nhất. Chẳng hạn, trong vòng 1 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ không được phép cung cấp một số loại bảo hiểm bắt buộc nhưng sau đó sẽ không còn giới hạn nào nữa.
Việt Nam sẽ cho phép các công ty bảo hiểm nước ngoài hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia một cách đầy đủ. Hơn nữa, Việt Nam sẽ thực thi cam kết của mình về chi nhánh của các công ty bảo hiểm nước ngoài theo cách phù hợp với các tiêu chuẩn được công nhận quốc tế của Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS).
Viễn thông: Việt Nam sẽ mở cửa thị trường viễn thông của mình và cho phép các công ty mà cổ phần nước ngoài chiếm đa số cung cấp trong 4 lĩnh vực phản ánh những ưu tiên thương mại chính của Mỹ, đó là: các dịch vụ viễn thông công cộng cơ bản mà phía nhà cung cấp không có cơ sở hạ tầng (cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và di động nhờ đường truyền thuê của một công ty Việt Nam); mạng dữ liệu nội bộ (trước hết để phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài; cung cấp các dịch vụ dựa trên mạng Internet); dịch vụ vệ tinh và dịch vụ cáp ngầm đường biển.
Việt Nam cũng đã chấp nhận những quy định tham chiếu cơ bản về viễn thông của WTO, thiết lập một cơ quan giám sát độc lập và các quy chế bắt buộc nhằm phòng ngừa các hành vi hạn chế cạnh tranh của các nhà cung cấp chính trên thị trường. Tài liệu này quy định một cách rõ ràng các quy chế bắt buộc cũng như những yêu cầu có quan hệ qua lại chặt chẽ.
Năng lượng: Việt Nam đã đưa ra hàng loạt các cam kết về mở cửa thị trường năng lượng của mình theo từng giai đoạn. Việt Nam sẽ cho phép các công ty dịch vụ năng lượng của Mỹ tham gia vào các dự án năng lượng liên quan đến khảo sát và phát triển dầu khí, tư vấn quản lý, phân tích và kiểm định kỹ thuật, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, vv.
Sau khi gia nhập, Việt Nam sẽ cho phép các công ty nước ngoài trong lĩnh vực này thành lập liên doanh với một công ty Việt Nam trong thời hạn 3 hoặc 5 năm tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động. Sau thời gian đó, các công ty dịch vụ năng lượng nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Việt Nam cũng đã cam kết sẽ cho phép các công ty dịch vụ năng lượng nước ngoài hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia một cách đầy đủ.
Dịch vụ chuyển phát nhanh: Ngay sau khi gia nhập, Việt Nam sẽ cho phép các công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh nước ngoài thành lập liên doanh với các công ty Việt Nam trong đó phía nước ngoài nắm đa số cổ phần. 5 năm sau đó, các nhà cung cấp nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Địa vị thành viên WTO của Việt Nam sẽ cho phép dịch vụ chuyển phát không hạn chế đối với các loại tài liệu, bao gói, hàng hóa, vv theo mọi phương thức. Đồng thời, các nhà cung cấp nước ngoài cũng sẽ được đối xử như Bưu chính Việt Nam.
Dịch vụ vận tải: Việt Nam sẽ mở cửa thị trường trong các lĩnh vực sửa chữa và bảo dưỡng máy bay, cho phép các công ty nước ngoài thành lập liên doanh với phía Việt Nam ngay sau khi gia nhập và 5 năm sau đó, các nhà cung cấp nước ngoài có thể thành lập 100% vốn nước ngoài.
Dịch vụ kinh doanh: Việt Nam sẽ mở cửa thị trường rộng hơn nữa cho các nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh như tư vấn luật, kế toán, kiến trúc, quảng cáo, thị trường, thú y, vv. Doanh nghiệp nước ngoài trong phần lớn các lĩnh vực này được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài ngay sau thời điểm gia nhập hoặc một thời gian ngắn sau đó. Việt Nam cũng sẽ mở cửa thị trường rộng hơn cho dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan khác, cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực đang tăng trưởng rất nhanh chóng mà các công ty Mỹ có khả năng cạnh tranh toàn cầu này.
Dịch vụ phân phối: Việt Nam sẽ tự do hóa lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh. Sau thời điểm gia nhập, các doanh nghiệp Mỹ trong lĩnh vực này được phép thành lập liên doanh với phía Việt Nam và từ 1/1/2009, các doanh nghiệp Mỹ được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được cung cấp cả các hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Dịch vụ môi trường: Việt Nam sẽ tự do hóa thị trường dịch vụ môi trường, cho phép các công ty của Mỹ cung cấp nhiều loại dịch vụ từ thoát nước đến hạn chế tiếng ồn, với tư cách là liên doanh với phía Việt Nam ngay sau thời điểm gia nhập và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 5 năm sau thời điểm gia nhập. Việt Nam cũng đã cam kết sẽ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực này được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia một cách đầy đủ.
Khách sạn – Nhà hàng: Việt Nam sẽ mở cửa thị trường rộng hơn nữa cho đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ vào ngành công nghiệp này ở Việt Nam đồng thời tạo cơ hội cho các công ty quản lý khách sạn của Mỹ.
Sản phẩm nông nghiệp
Năm 2005, Mỹ xuất khẩu vào Việt Nam trên 192 triệu USD hàng nông nghiệp, chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vào thị trường Việt Nam. Theo thỏa thuận song Việt Nam cam kết giảm thuế và chấp nhận hệ thống kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ. Cụ thể:
Về thuế quan, hiện Việt Nam áp mức thuế suất trung bình lên các sản phẩm nông nghiệp là 27%. Theo cam kết, sẽ có khoảng 3/4 sản phẩm nông nghiệp của Mỹ được hưởng mức thuế dưới 15%, trong đó có các mặt hàng: bông, thịt bò, thịt lợn, quả hạnh, nho tươi, lê, nho khô…
Về cơ chế kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, Việt Nam cam kết áp dụng thỏa thuận của WTO về các tiêu chuẩn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trên tất cả các sản phẩm nông nghiệp.
Một số sản phẩm cụ thể:
Thịt bò: Mức thuế đánh vào mặt hàng thịt bò loại kém (nội tạng, phần thừa…) sẽ giảm ngay lập tức từ 20% xuống 15% và giảm xuống 8% trong vòng 4 năm tiếp theo. Sản phảm thịt bò lọc xương sẽ được giảm từ 20% xuống 14% trong vòng 5 năm. Xúc xích bò hiện đang bị áp mức thuế 50% cũng sẽ được giảm ngay lập tức xuống 40% và giảm xuống 20% theo lộ trình 5 năm.
Thịt lợn: Mặt hàng thịt lợn loại kém sẽ được giảm thuế ngay từ 20% xuống 15% và trong 4 năm tiếp theo sẽ giảm xuống 8%. Những sản phẩm chất lượng cao như thịt giăm bông, thịt lợn nguyên con sẽ được giảm thuế từ 30% xuống 15% trong vòng 4 năm. Thịt lợn đã qua chế biến được hưởng thuế 10% (mức hiện tại là 20%) sau 5 năm.
Bơ sữa: Mặt hàng váng sữa sẽ được hưởng mức thuế 10% theo lộ trình 5 năm. Mức thuế đối với sản phẩm pho mát sẽ được giảm ngay lập tức từ 20% xuống 10%. Mức thuế đối với kem giảm từ 50% xuống 20% sau 5 năm.
Hoa quả: Thuế suất đối với các mặt hàng táo, lê, nho tươi sẽ giảm ngay lập tức từ 40% xuống 20% và xuống mức 10% sau 5 năm. Mức thuế tối huệ quốc đối với sản phẩm nho khô hiện tại là 40% sẽ được giảm xuống 25% và sau 5 năm giảm xuống 13%.
Các sản phẩm đã chế biến: Hầu hết các sản phẩm thực phẩm đã chế biến của Mỹ vào Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế thấp. Ví dụ sản phẩm khoai tây chiên sẽ được giảm ngay từ 50% xuống 40% và giảm tới mức 18% sau 5 năm. Sản phẩm bơ lạc cũng được hưởng thuế suất và lộ trình tương tự. Mặt hàng sôcôla được giảm từ 40% xuống 20%. Bánh cookies và ngũ cốc được giảm thuế từ 40% xuống 15% trong vòng 5 năm.
Đậu tương: Mức thuế đối với các sản phẩm đậu tương được giảm từ 15% xuống 5% trong vòng 3 năm. Với sản phẩm dầu nành, thuế suất được giảm từ 50% xuống 30% và sau 5 năm sẽ giảm xuống mức 20%. Mặt hàng bột đậu tương giảm từ 30% xuống 8% trong 5 năm.
Các sản phẩm bông, da thuộc và chưa thuộc: Các mặt hàng này sẽ được hưởng mức thuế suất 0% ngay lập tức.
Sản phẩm công nghiệp
Theo cam kết đàm phán, Việt Nam sẽ giảm thuế suất đáng kể đánh vào các sản phẩm công nghiệp chế tạo. Trên 94% các sản phẩm của Mỹ vào Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế từ 15% trở xuống. Lộ trình giảm thuế trung bình đối với các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng là 2 năm và nhiều cắt giảm được cam kết thực hiện ngay lập tức.
Một số mặt hàng cụ thể:
Sản phẩm công nghệ thông tin: Việt Nam sẽ gia nhập Hiệp ước về Công nghệ thông tin (ITA), theo đó sẽ xóa bỏ các mức thuế đối với sản phẩm công nghệ thông tin như máy tính, điện thoại di động và modem. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này của Mỹ vào Việt Nam đạt trên 40 triệu USD.
Hóa mỹ phẩm và dược phẩm: Việt Nam cam kết giảm thuế để tương thích với Hiệp ước CHA (Chemical Harmonization Agreement). Thuế suất đối với mặt hàng mỹ phẩm được giảm từ 49% xuống 17,9%. Sản phẩm dược phẩm sẽ được hưởng thuế trung bình 2,5% sau 5 năm khi Việt Nam gia nhập.
Thiết bị máy bay dân dụng: Thuế suất của Việt Nam với sản phẩm máy bay và động cơ sẽ được xóa bỏ trong vòng 7 năm. Mức thuế trung bình đối với linh kiện máy bay sẽ giảm xuống dưới 9% theo lộ trình tương tự.
Motor và linh kiện: Mức thuế suất đối với những sản phẩm xe đa dụng có tính năng thể thao (SUV) sẽ được giảm 50% sau khi Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết. Mức thuế đối với linh kiện ô tô giảm xuống còn 13%. Đối với các xe mô tô phân khối lớn, thuế suất sẽ được giảm khoảng 56% và linh kiện cũng được giảm 32%.
Thiết bị xây dựng và nông nghiệp: Việt Nam cam kết giữ ở mức 5% hoặc thấp hơn đối với khoảng 90% dòng thuế đối với các mặt hàng này.
Thiết bị khoa học và y tế: Việt Nam cam kết giữ mức thuế 0% đối với 91% sản phẩm thiết bị y tế trong vòng 5 năm. Mức thuế trung bình đối với lĩnh vực này sẽ thấp hơn 1%. Việt Nam cũng cam kết bỏ thuế đối với 96% sản phẩm thiết bị khoa học trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập.
Việt Nam cũng sẽ dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, cụ thể như sau:
Lĩnh vực xe máy: Dỡ bỏ quy định cấm nhập khẩu xe phân khối lớn với động cơ trên 175 phân khối. Trong vòng 1 năm, Việt Nam sẽ thiết lập một hệ thống không phân biệt đối xử và minh bạch về việc nhập khẩu, phân phối và sử dụng các loại xe phân khối lớn của các cá nhân và doanh nghiệp thỏa mãn các tiêu chí mà hai bên đã thỏa thuận.
Các sản phẩm sử dụng công nghệ mã hóa: Việt Nam sẽ miễn trừ các hạn chế áp dụng việc nhập khẩu các loại máy móc và phần mềm và công nghệ mã hóa đối với các loại hàng hóa thương mại bao gồm các sản phẩm được quy định trong Hiệp định về công nghệ thông tin (ITA).
Sắt và các phế liệu kim loại khác: Việt Nam sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với các loại nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất thép này tới 51% so với mức hiện tại trong vòng 5 đến 7 năm tới.
Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần nhà nước nắm quyền chi phối: Những doanh nghiệp này sẽ được tham gia các hoạt động thương mại quốc tế dựa trên các thỏa thuận thương mại.
Các tài liệu gốc:
Sản phẩm công nghiệp
Dịch vụ
Nông nghiệp
Nguồn: VNECONOMY