Tanm4
GẮN KẾT
Omega Speedmaster – dòng đồng hồ huyền thoại và cũng là biểu tượng cho hãng đồng hồ Omega khi những chiếc đồng hồ này được đeo bởi các phi hành trong những nhiệm vụ khám phá vũ trụ. Omega Speedmaster đã trải qua 50 năm với 118 chuyến bay vào không gian, những chuyến thám hiểm địa cực và đã cứu mạng ba phi hành gia trong một chuyến bay phi thường. Mặc dù mục tiêu của hãng Omega năm 1957 chỉ rất khiêm tốn, đó là tạo ra "một thiết bị bấm giờ mới phục vụ cho nghiên cứu, công tác khoa học và trong lĩnh vực thể thao", nhưng số phận đã trao tặng cho chiếc đồng hồ Omega Speedmaster một sứ mệnh lịch sử để trở thành chiếc đồng hồ gắn liên với việc khám phá vũ trụ.
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng khám phá lịch sử của Speedmaster, quá trình để trở thành đồng hồ chuyên dùng ngoài không gian của nó và dòng đồng hồ này đã phát triển ra sao qua rất nhiều năm. Để bắt đầu, tôi xin được nói trước rằng bài viết này sẽ không liệt kê tất cả những chiếc đồng hồ của Omega có tên Speedmaster mà chỉ tập trung vào những sản phẩm nổi bật có đóng góp lớn nhất.
Mục đích bàn đầu của dòng đồng hồ Omega Speedmaster – Đơn thuần phục vụ công việc đếm giờ
Điều chúng ta cần biết đầu tiên đó là vào thời điểm năm 1957 khi Speedmaster được ra đời, đồng hồ Chronograph chiếm một thị phần rất nhỏ trong ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ. Những chiếc Chronograph – hay còn gọi đơn giản là đồng hồ bấm giờ - chỉ là một công cụ chuyên dụng để phục vụ những kỹ sư, bác sĩ hoặc một số vận động viên thể thao ở một vài môn thi đấu nhất định. Đồng hồ Chronograph sản xuất đại trà là một khái niệm chỉ xuất hiện vào những năm 1970, và chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao lại có sự thay đổi lớn đến như vậy.
Đó cũng là lý do những chiếc đồng hồ thể thao Chronograph thời đó được nhiều người mơ ước tới vậy, không chỉ bởi vì chúng có chức năng phức tạp hơn mà nó còn hiếm hơn rất nhiều so với hiện nay (do chỉ sản xuất số lượng ít để phục vụ một số người có nhu cầu đặc biệt). Hãy cùng quan sát ảnh quảng của Omega vào năm 1957:
Bạn có thể thấy hai người đàn ông đang ngồi trên xe ô tô, và trên tay một người là chiếc Omega Speedmaster có khả năng tính vận tốc xe mà không cần phải làm một phép tính nào cả. Vậy làm thế nào để những người đó có thể tính được vận tốc xe? Bằng cách sử dụng T.P.M -Tacho-Productometer (mà ngày nay có tên là Tachymeter) được gắn ở viền ngoài của mặt đồng hồ.
Từ đó chúng ta có thể thấy được những máy đồng hồ cơ thời đó không hẳn là những món đồ thời trang xa xỉ như ngày nay, chúng đơn giản chỉ là công cụ để phục vụ cuộc sống.
Omega Speedmaster Reference 2915 – Khoảng năm 1957 tới năm 1959
Chiếc đồng hồ Speedmaster Ref. 2915 có thể được coi là ông tổ của dòng đồng hồ Speedmaster, nhưng theo ý kiến của tôi thì Ref. 2998 mới là khuôn mẫu chuẩn của Speedmaster. Tuy vậy, Ref. 2915 vẫn là chiếc đồng hồ được thèm muốn nhất và có giá trị cao nhất bởi vì những đóng góp quan trọng của nó, cùng với đó là độ hiếm và vẻ ngoài hoàn toàn khác biệt. Việc phân biệt một chiếc Ref. 2915 với những chiếc Speedmaster khác có lẽ là việc đơn giản nhất vì nó rất khác biệt so với những đời con cháu sau này, đặc biệt là kim giờ rất to.
Một đặc điểm cần nhắc tới ở chiếc đồng hồ Speedmaster Ref. 2915 là thông số Tachymeter (hay ngày đó Omega gọi là Tacho-Productometer) được khắc ở vòng bezel bên ngoài. 6 năm sau, Rolex cũng mượn ý tưởng này để sử dụng lên chiếc Rolex Daytona sản xuất vào năm 1963. Những chiếc Carrera của Heuer thời gian đó chỉ in thông số Tachymeter lên mặt đồng hồ, và tới đầu những năm 1970 họ mới cho ra mắt vòng Bezel xoay thể hiện thông số Tachymeter.
Ref. 2915 có 3 dòng sản phẩm phụ (sub-Ref): Ref 2915-1 cho tới 2915-3, 2915-1 và 2915-2 trông rất dễ nhận biết với kim đồng hồ to và vòng bezel thép. Còn dòng 2915-3 là phiên bản chuyển giao giữa 2915 và 2998 nên chúng rất khó để nhận diện, có những chiếc 2915-3 có kim đồng hồ to và vòng bezel thép, lại có những chiếc có kim đồng hồ nhỏ cùng vòng bezel đen (như những chiếc Speedmaster đời sau), bên cạnh đó cũng có những chiếc kết hợp giữa 2 loại với vòng bezel đen cùng kim đồng hồ to.
Omega Speedmaster Reference 2998 – Từ năm 1959 tới năm 1963
Như tôi đã nói lúc trước, mặc dù Ref. 2915 là dòng Omega Speedmaster ra đời đầu tiên nhưng chính Ref. 2998 mới là những chiếc đồng hồ quan trọng nhất để định hình cái tên Speedmaster. Ref. 2998 có 6 sub-Ref trong thời gian từ năm 1959 tới năm 1963: 2998-1 đến 2998-6, và sau đó là -61 và -62. Sự khác biệt của 6 sub-Ref này rất nhỏ, và tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp các bạn có thể phân biệt được.
Ref 2998-1 với vòng bezel “Base 1000”
Chiếc 2998 đầu tiên, 2998-1 có nhiều chi tiết giống với 2915-3 do được sản xuất cùng năm 1959. Chúng ta có thể thấy được chữ Base 1000 được khắc trên vòng bezel đen, những chiếc kim giờ và kim phút to bản đã được thay thế bằng những chiếc kim mảnh mai hơn. Tuy vậy, kim trên những mặt đồng hồ phụ vẫn giữ khổ to như Ref. 2915.
Ở Ref. 2998-3, phần lớn các chi tiết vẫn được giữ nguyên như ở sub-Ref 1 và 2, nhưng chữ “Base 1000” đã được thay thế bằng “Tachymétre 500”.
Ở Ref. 2998-4, chúng ta bắt đầu thấy Omega thay thế những kim trên mặt Chronograph phụ bằng những chiếc kim nhỏ bé hơn.
Speedmaster 2998 với vòng bezel đen và kim đồng hồ mảnh đã thực sự định hình dòng đồng hồ Speedmaster. Cùng với đó, Omega Speedmaster lúc này đã dần có sự liên kết với những chuyến du hành vũ trụ - Phi hành gia Wally Schirra đã thực hiện hành trình lịch sử trên tàu Mercury Atlas 8 vào tháng 10/1962 với chiếc đồng hồ Omega Speedmaster Ref. 2998. Đặc biệt một chỗ đây là chiếc đồng hồ cá nhân của Wally Schirra chứ không phải là đồng hồ được chỉ định bởi NASA như những chiếc đồng hồ của phi hành gia sau này.
Omega Speedmaster Reference 105.002 – Từ năm 1962 tới năm 1964
Một điều thú vị của đời đồng hồ tiếp theo của Omega chính là nó được sản xuất từ năm 1962 lúc Ref. 2998 vẫn còn đang được sản xuất. Và đây cũng là đời đồng hồ cuối cùng còn sử dụng những chiếc kim đồng hồ bản to.
Omega Speedmaster Reference 105.003 – Từ năm 1964 tới năm 1969
Bắt đầu từ giai đoạn này, chúng ta thấy những chiếc Speedmaster được thiết kế dày hơn một chút và có nút Chronograph lớn, cùng với đó là kim giờ và kim phút trắng được giữ nguyên tới tận ngày nay. Sub-Ref -63 va -64 của đời 105.003 hiện nay cực kỳ hiếm và có giá trị rất cao, nhưng ngược lại chúng ta có thể thấy rất nhiều những chiếc Speedmaster 105.003-65 trên các trang buôn bán đồng hồ. Đây cũng là dòng Speedmaster cuối cùng có kích cỡ 38mm.
Omega Speedmaster Reference 105.012 – Từ năm 1964 tới năm 1968
Với Ref. 105.102, chúng ta có thể thấy Speedmaster bắt đầu biến đổi và trở thành những chiếc Speedmaster quen thuộc chúng ta vẫn nhìn thấy ngày nay. Lần đầu tiên những chiếc Speedmaster có Crown Guard (là hai tai nhỏ bao quanh núm chỉnh giờ của đồng hồ), và nói rõ hơn thì chúng ta có một vỏ đồng hồ được thiết kế hoàn toàn mới. Trên mặt đồng hồ có dòng chữ “Professional” được viết dưới chữ “Omega Speedmaster”. Và chúng ta cũng cần chú ý rằng Omega sản xuất những chiếc đồng hồ này cùng thời điểm với dòng 105.003 nên không có tách biệt rạch ròi về khoảng thời gian, với dòng 105.012 chúng ta cũng có thêm kích thước 42mm.
Dòng 105.012 rất quan trọng với lịch sử Speedmaster không chỉ vì nó sử dụng vỏ đồng hồ mới, mà còn vì sự đóng góp của nó cho ngành hàng không vũ trụ. NASA đã thử nghiệm những chiếc 105.003 để có thể dùng trong vũ trụ, nhưng chính những chiếc 105.012 mới là những chiếc đồng hồ bay cùng các phi hành gia trong nhiều chuyến du hành vũ trụ.
Neil Armstrong đã đeo một chiếc 105.012, sau đó Michael Collins cũng sử dụng một chiếc 145.012, và Aldrin cũng có thể sử dụng một chiếc như vậy – mặc dù thông tin này chưa thể khẳng định. Hơn thế nữa, chiếc đồng hồ của Aldrin đã biến mất trong quá trình vận chuyển tới bảo tàng Smithsonian vào năm 1970, đây được coi là thiệt hại lớn nhất trong lịch sử đồng hồ đeo tay.
Omega Speedmaster Reference 145.012 – Từ năm 1967 tới năm 1969
Ref. 145.012 là đời đồng hồ Speedmaster cuối cùng sử dụng máy Caliber 321 và cũng là chiếc đồng hồ có giá trị thấp nhất trong những chiếc đồng hồ sử dụng bộ máy này. Nó được sản xuất từ năm 1967 tới năm 1968, nhưng tôi vẫn thấy một số chiếc đồng hồ được sản xuất vào năm 1969. Đời 145.012 khá giống với đời 105.012 nhưng có một sự khác biệt nhỏ ở nút bấm Chronograph: nút của đời 145.012 to và dài hơn so với đời 105.012. Nó là dòng Speedmaster sử dụng máy Caliber 321 phổ biến nhất, và được đeo bởi nhiều phi hành gia nhất nên nó có giá trị không cao bằng những chiếc đồng hồ sử dụng Caliber 321 khác. Vì vậy, nếu bạn muốn sở hữu một chiếc đồng hồ gắn liền với những phi hành gia vũ trụ mà không muốn bỏ ra cả một gia tài lớn thì Omega Speedmaster Ref. 145.012 là sự lựa chọn không tồi.
Omega Speedmaster Reference 145.022 – Từ năm 1969 tới năm 1988
Reference 145.022 đánh dấu một sự chuyển biến mới của Speedmaster, những chiếc đồng hồ này không còn sử dụng bộ máy Caliber 321 huyền thoại nữa. Thay vào đó, những chiếc Speedmaster sử dụng bộ máy Caliber 861 đơn giản và vừa túi tiền hơn. Trong thời gian này, những chiếc Speedmaster cũng được Omega đẩy mạnh quảng cáo thành những chiếc “Moon Watch” (đồng hồ được sử dụng trên mặt trăng) và tăng số lượng sản xuất lên nhiều lần. Chúng ta cũng không được quên rằng trong thời điểm này, các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đã thấy được sức ép từ những đồng nghiệp tới từ Nhật Bản với máy Quartz. Việc không còn sử dụng bộ máy Caliber 321 huyền thoại hẳn là một quyết định khó khăn với Omega nhưng họ buộc phải làm vậy để giữ vững thị trường đang bị xâm chiếm mạnh mẽ.
Bởi vì Ref. 145.022 được sản xuất trong rất nhiều năm nên nó có rất nhiều sub-Ref. Đầu tiên là -68, đây là phiên bản trước khi cái tên “Moon Watch” được phổ biến, mặc dù nó sử dụng máy Caliber 861, nhưng nó vẫn có logo Omega được đính ở trên mặt đồng hồ và nhiều chi tiết giống với đời 145.012. Bắt đầu ở sub-Ref. 145.012 -69, logo Omega bắt đầu được in trực tiếp lên mặt đồng hồ. Một số chiếc đồng hồ Ref. 145.012 -68 được sản xuất sau đó có khắc dòng chữ “The First Watch Worn On The Moon.” (Chiếc đồng hồ đầu tiên được đeo trên Mặt trăng).
Từ năm 1971 tới năm 1988, Ref. 145.022 có vô vàn sub-Ref với nhiều thay đổi nhỏ. Và đối với nhiều người, thời điểm này cũng là thời điểm chấm dứt khái niệm sưu tập đồng hồ Omega Speedmaster cổ và là thời điểm bắt đầu sưu tập những chiếc đồng hồ được sản xuất với số lượng giới hạn.
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng khám phá lịch sử của Speedmaster, quá trình để trở thành đồng hồ chuyên dùng ngoài không gian của nó và dòng đồng hồ này đã phát triển ra sao qua rất nhiều năm. Để bắt đầu, tôi xin được nói trước rằng bài viết này sẽ không liệt kê tất cả những chiếc đồng hồ của Omega có tên Speedmaster mà chỉ tập trung vào những sản phẩm nổi bật có đóng góp lớn nhất.
Mục đích bàn đầu của dòng đồng hồ Omega Speedmaster – Đơn thuần phục vụ công việc đếm giờ
Điều chúng ta cần biết đầu tiên đó là vào thời điểm năm 1957 khi Speedmaster được ra đời, đồng hồ Chronograph chiếm một thị phần rất nhỏ trong ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ. Những chiếc Chronograph – hay còn gọi đơn giản là đồng hồ bấm giờ - chỉ là một công cụ chuyên dụng để phục vụ những kỹ sư, bác sĩ hoặc một số vận động viên thể thao ở một vài môn thi đấu nhất định. Đồng hồ Chronograph sản xuất đại trà là một khái niệm chỉ xuất hiện vào những năm 1970, và chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao lại có sự thay đổi lớn đến như vậy.
Đó cũng là lý do những chiếc đồng hồ thể thao Chronograph thời đó được nhiều người mơ ước tới vậy, không chỉ bởi vì chúng có chức năng phức tạp hơn mà nó còn hiếm hơn rất nhiều so với hiện nay (do chỉ sản xuất số lượng ít để phục vụ một số người có nhu cầu đặc biệt). Hãy cùng quan sát ảnh quảng của Omega vào năm 1957:
Bạn có thể thấy hai người đàn ông đang ngồi trên xe ô tô, và trên tay một người là chiếc Omega Speedmaster có khả năng tính vận tốc xe mà không cần phải làm một phép tính nào cả. Vậy làm thế nào để những người đó có thể tính được vận tốc xe? Bằng cách sử dụng T.P.M -Tacho-Productometer (mà ngày nay có tên là Tachymeter) được gắn ở viền ngoài của mặt đồng hồ.
Từ đó chúng ta có thể thấy được những máy đồng hồ cơ thời đó không hẳn là những món đồ thời trang xa xỉ như ngày nay, chúng đơn giản chỉ là công cụ để phục vụ cuộc sống.
Omega Speedmaster Reference 2915 – Khoảng năm 1957 tới năm 1959
Chiếc đồng hồ Speedmaster Ref. 2915 có thể được coi là ông tổ của dòng đồng hồ Speedmaster, nhưng theo ý kiến của tôi thì Ref. 2998 mới là khuôn mẫu chuẩn của Speedmaster. Tuy vậy, Ref. 2915 vẫn là chiếc đồng hồ được thèm muốn nhất và có giá trị cao nhất bởi vì những đóng góp quan trọng của nó, cùng với đó là độ hiếm và vẻ ngoài hoàn toàn khác biệt. Việc phân biệt một chiếc Ref. 2915 với những chiếc Speedmaster khác có lẽ là việc đơn giản nhất vì nó rất khác biệt so với những đời con cháu sau này, đặc biệt là kim giờ rất to.
Một đặc điểm cần nhắc tới ở chiếc đồng hồ Speedmaster Ref. 2915 là thông số Tachymeter (hay ngày đó Omega gọi là Tacho-Productometer) được khắc ở vòng bezel bên ngoài. 6 năm sau, Rolex cũng mượn ý tưởng này để sử dụng lên chiếc Rolex Daytona sản xuất vào năm 1963. Những chiếc Carrera của Heuer thời gian đó chỉ in thông số Tachymeter lên mặt đồng hồ, và tới đầu những năm 1970 họ mới cho ra mắt vòng Bezel xoay thể hiện thông số Tachymeter.
Ref. 2915 có 3 dòng sản phẩm phụ (sub-Ref): Ref 2915-1 cho tới 2915-3, 2915-1 và 2915-2 trông rất dễ nhận biết với kim đồng hồ to và vòng bezel thép. Còn dòng 2915-3 là phiên bản chuyển giao giữa 2915 và 2998 nên chúng rất khó để nhận diện, có những chiếc 2915-3 có kim đồng hồ to và vòng bezel thép, lại có những chiếc có kim đồng hồ nhỏ cùng vòng bezel đen (như những chiếc Speedmaster đời sau), bên cạnh đó cũng có những chiếc kết hợp giữa 2 loại với vòng bezel đen cùng kim đồng hồ to.
Omega Speedmaster Reference 2998 – Từ năm 1959 tới năm 1963
Như tôi đã nói lúc trước, mặc dù Ref. 2915 là dòng Omega Speedmaster ra đời đầu tiên nhưng chính Ref. 2998 mới là những chiếc đồng hồ quan trọng nhất để định hình cái tên Speedmaster. Ref. 2998 có 6 sub-Ref trong thời gian từ năm 1959 tới năm 1963: 2998-1 đến 2998-6, và sau đó là -61 và -62. Sự khác biệt của 6 sub-Ref này rất nhỏ, và tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp các bạn có thể phân biệt được.
Ref 2998-1 với vòng bezel “Base 1000”
Chiếc 2998 đầu tiên, 2998-1 có nhiều chi tiết giống với 2915-3 do được sản xuất cùng năm 1959. Chúng ta có thể thấy được chữ Base 1000 được khắc trên vòng bezel đen, những chiếc kim giờ và kim phút to bản đã được thay thế bằng những chiếc kim mảnh mai hơn. Tuy vậy, kim trên những mặt đồng hồ phụ vẫn giữ khổ to như Ref. 2915.
Ở Ref. 2998-3, phần lớn các chi tiết vẫn được giữ nguyên như ở sub-Ref 1 và 2, nhưng chữ “Base 1000” đã được thay thế bằng “Tachymétre 500”.
Ở Ref. 2998-4, chúng ta bắt đầu thấy Omega thay thế những kim trên mặt Chronograph phụ bằng những chiếc kim nhỏ bé hơn.
Speedmaster 2998 với vòng bezel đen và kim đồng hồ mảnh đã thực sự định hình dòng đồng hồ Speedmaster. Cùng với đó, Omega Speedmaster lúc này đã dần có sự liên kết với những chuyến du hành vũ trụ - Phi hành gia Wally Schirra đã thực hiện hành trình lịch sử trên tàu Mercury Atlas 8 vào tháng 10/1962 với chiếc đồng hồ Omega Speedmaster Ref. 2998. Đặc biệt một chỗ đây là chiếc đồng hồ cá nhân của Wally Schirra chứ không phải là đồng hồ được chỉ định bởi NASA như những chiếc đồng hồ của phi hành gia sau này.
Omega Speedmaster Reference 105.002 – Từ năm 1962 tới năm 1964
Một điều thú vị của đời đồng hồ tiếp theo của Omega chính là nó được sản xuất từ năm 1962 lúc Ref. 2998 vẫn còn đang được sản xuất. Và đây cũng là đời đồng hồ cuối cùng còn sử dụng những chiếc kim đồng hồ bản to.
Omega Speedmaster Reference 105.003 – Từ năm 1964 tới năm 1969
Bắt đầu từ giai đoạn này, chúng ta thấy những chiếc Speedmaster được thiết kế dày hơn một chút và có nút Chronograph lớn, cùng với đó là kim giờ và kim phút trắng được giữ nguyên tới tận ngày nay. Sub-Ref -63 va -64 của đời 105.003 hiện nay cực kỳ hiếm và có giá trị rất cao, nhưng ngược lại chúng ta có thể thấy rất nhiều những chiếc Speedmaster 105.003-65 trên các trang buôn bán đồng hồ. Đây cũng là dòng Speedmaster cuối cùng có kích cỡ 38mm.
Omega Speedmaster Reference 105.012 – Từ năm 1964 tới năm 1968
Với Ref. 105.102, chúng ta có thể thấy Speedmaster bắt đầu biến đổi và trở thành những chiếc Speedmaster quen thuộc chúng ta vẫn nhìn thấy ngày nay. Lần đầu tiên những chiếc Speedmaster có Crown Guard (là hai tai nhỏ bao quanh núm chỉnh giờ của đồng hồ), và nói rõ hơn thì chúng ta có một vỏ đồng hồ được thiết kế hoàn toàn mới. Trên mặt đồng hồ có dòng chữ “Professional” được viết dưới chữ “Omega Speedmaster”. Và chúng ta cũng cần chú ý rằng Omega sản xuất những chiếc đồng hồ này cùng thời điểm với dòng 105.003 nên không có tách biệt rạch ròi về khoảng thời gian, với dòng 105.012 chúng ta cũng có thêm kích thước 42mm.
Dòng 105.012 rất quan trọng với lịch sử Speedmaster không chỉ vì nó sử dụng vỏ đồng hồ mới, mà còn vì sự đóng góp của nó cho ngành hàng không vũ trụ. NASA đã thử nghiệm những chiếc 105.003 để có thể dùng trong vũ trụ, nhưng chính những chiếc 105.012 mới là những chiếc đồng hồ bay cùng các phi hành gia trong nhiều chuyến du hành vũ trụ.
Omega Speedmaster Reference 145.012 – Từ năm 1967 tới năm 1969
Ref. 145.012 là đời đồng hồ Speedmaster cuối cùng sử dụng máy Caliber 321 và cũng là chiếc đồng hồ có giá trị thấp nhất trong những chiếc đồng hồ sử dụng bộ máy này. Nó được sản xuất từ năm 1967 tới năm 1968, nhưng tôi vẫn thấy một số chiếc đồng hồ được sản xuất vào năm 1969. Đời 145.012 khá giống với đời 105.012 nhưng có một sự khác biệt nhỏ ở nút bấm Chronograph: nút của đời 145.012 to và dài hơn so với đời 105.012. Nó là dòng Speedmaster sử dụng máy Caliber 321 phổ biến nhất, và được đeo bởi nhiều phi hành gia nhất nên nó có giá trị không cao bằng những chiếc đồng hồ sử dụng Caliber 321 khác. Vì vậy, nếu bạn muốn sở hữu một chiếc đồng hồ gắn liền với những phi hành gia vũ trụ mà không muốn bỏ ra cả một gia tài lớn thì Omega Speedmaster Ref. 145.012 là sự lựa chọn không tồi.
Omega Speedmaster Reference 145.022 – Từ năm 1969 tới năm 1988
Reference 145.022 đánh dấu một sự chuyển biến mới của Speedmaster, những chiếc đồng hồ này không còn sử dụng bộ máy Caliber 321 huyền thoại nữa. Thay vào đó, những chiếc Speedmaster sử dụng bộ máy Caliber 861 đơn giản và vừa túi tiền hơn. Trong thời gian này, những chiếc Speedmaster cũng được Omega đẩy mạnh quảng cáo thành những chiếc “Moon Watch” (đồng hồ được sử dụng trên mặt trăng) và tăng số lượng sản xuất lên nhiều lần. Chúng ta cũng không được quên rằng trong thời điểm này, các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đã thấy được sức ép từ những đồng nghiệp tới từ Nhật Bản với máy Quartz. Việc không còn sử dụng bộ máy Caliber 321 huyền thoại hẳn là một quyết định khó khăn với Omega nhưng họ buộc phải làm vậy để giữ vững thị trường đang bị xâm chiếm mạnh mẽ.
Bởi vì Ref. 145.022 được sản xuất trong rất nhiều năm nên nó có rất nhiều sub-Ref. Đầu tiên là -68, đây là phiên bản trước khi cái tên “Moon Watch” được phổ biến, mặc dù nó sử dụng máy Caliber 861, nhưng nó vẫn có logo Omega được đính ở trên mặt đồng hồ và nhiều chi tiết giống với đời 145.012. Bắt đầu ở sub-Ref. 145.012 -69, logo Omega bắt đầu được in trực tiếp lên mặt đồng hồ. Một số chiếc đồng hồ Ref. 145.012 -68 được sản xuất sau đó có khắc dòng chữ “The First Watch Worn On The Moon.” (Chiếc đồng hồ đầu tiên được đeo trên Mặt trăng).
Từ năm 1971 tới năm 1988, Ref. 145.022 có vô vàn sub-Ref với nhiều thay đổi nhỏ. Và đối với nhiều người, thời điểm này cũng là thời điểm chấm dứt khái niệm sưu tập đồng hồ Omega Speedmaster cổ và là thời điểm bắt đầu sưu tập những chiếc đồng hồ được sản xuất với số lượng giới hạn.
Nguồn:
HODINKEE
HODINKEE