Khi bạn mua một căn hộ chung cư tức là bạn mua quyền sở hữu đối với căn hộ đó. Tuy nhiên, vì chung cư là dạng nhà ở đặc thù, có phần sở hữu chung và phần sở hữu riêng nên người có quyền sở hữu căn hộ vẫn phải trả chi phí cho việc sử dụng phần sở hữu chung (phí vận hành). Khoản tiền này đáng lẽ phải được thu thông qua một doanh nghiệp dịch vụ độc lập, do ban quản trị tòa nhà đứng ra thuê thì lâu nay, lại thường bị các chủ đầu tư tiện thể "kiêm luôn". Cơ chế một mình một chợ ấy khiến cho người sở hữu căn hộ luôn phải kêu trời vì những khoản thu tuỳ tiện như đã xảy ra ở nhiều khu chung cư "cao cấp" mà chúng ta vẫn biết).
Theo quy định của pháp luật, sau không quá 12 tháng kể từ khi chung cư được đưa vào khai thác, sử dụng, ban quản trị chung cư phải được thành lập (do các cư dân của chung cư bầu ra). Ban quản trị có trách nhiệm đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu và những người sử dụng trong quá trình sử dụng nhà chung cư (bao gồm cả việc thuê doanh nhiệp làm dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư, như đã nói).
Riêng đối với khoản tiền bảo trì, nếu khu chung cư bị xuống cấp đối với phần sở hữu chung, chủ sở hữu riêng cũng phải có trách nhiệm đóng góp để tiến hành bảo trì. Đóng góp bao nhiêu, như thế nào thì cứ theo quy định của pháp luật mà đối chiếu, nếu mình chịu khó tìm hiểu thì chắc không thể tù mù được.
@ nktpc: Luật pháp Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu nhà ở nên sẽ không có chuyện quốc hữu hóa để "phá dỡ và xây cái khác" sau 50 năm đâu bạn ạ. (Dễ gì, hì hì!) 50 năm chỉ là thời hạn Nhà nước "ủy quyền" cho một chủ đầu tư (một doanh nghiệp) đứng ra khai thác, thường được ghi trong quyết định giao đất của UBND tỉnh, thành phố cho doanh nghiệp. Sau thời hạn 50 năm, nhà nước sẽ thu hồi quyền khai thác ấy để tự quản lý (hoặc thế nào đó, đến lúc ấy mới biết, hehe).