Đi trực, Không có việc gì, vào HHVN xem các topic.
22h Bệnh nhân vào cấp cứu. Một ca dị vật đường thở là một con đỉa suối. Sau một hồi hí hoáy với bệnh nhân, em cũng gắp được nó ra. Một con đỉa ~7cm ở khí quản của bệnh nhân.
Thấy các bác trên HHVN thỉnh thoảng đi du lịch ở những vùng cao, nhiều sông suối. Em viết vài dòng để cho các cẩn thận tránh bị đỉa suối chui vào phổi.
Đỉa suối (một số vùng gọi là tắc te) tên khoa học là Dinobella Ferox. Thường sống trong nước suối khi còn nhỏ. nó trôi theo dòng nước, kích thước của nó chỉ bằng sợi tóc, dài 1cm nên rất khó quan sát bằng mắt thường. Khi người hoặc động vật uống phải nước có chứa đỉa suối hoặc tắm ở suối, nó có thể bám vào niêm mạc các vùng họng mũi, họng thanh quản hoặc ở khí quản bằng giác bám rất chắc. Sau một thời gian hút máu, kích thước của chúng tăng lên. To nhất là bao nhiêu thì em chịu
)
Khi bị đỉa suối bám vào cơ thể, tùy từng vị trí bám mà chúng có thể gây ra các triệu chứng khác nhau. Nhưng chủ yếu là cảm giác buồn buồn trong họng, Buồn nôn, ho khan (Ho ra máu tươi), khó thở ngày càng tăng dần (theo kích thước của con đỉa), Khàn tiếng.
Để con đỉa không nằm trong người chỉ có cách đến các cơ sở tai mũi họng soi khí phế quản và gắp chúng ra. Nên gắp sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm ở phổi.
Mùa du lịch sắp đến. Mong rằng các bác đi du lịch vùng cao tránh được con đỉa suối. Chúc mọi người luôn mạnh khỏe.
22h Bệnh nhân vào cấp cứu. Một ca dị vật đường thở là một con đỉa suối. Sau một hồi hí hoáy với bệnh nhân, em cũng gắp được nó ra. Một con đỉa ~7cm ở khí quản của bệnh nhân.
Thấy các bác trên HHVN thỉnh thoảng đi du lịch ở những vùng cao, nhiều sông suối. Em viết vài dòng để cho các cẩn thận tránh bị đỉa suối chui vào phổi.
Đỉa suối (một số vùng gọi là tắc te) tên khoa học là Dinobella Ferox. Thường sống trong nước suối khi còn nhỏ. nó trôi theo dòng nước, kích thước của nó chỉ bằng sợi tóc, dài 1cm nên rất khó quan sát bằng mắt thường. Khi người hoặc động vật uống phải nước có chứa đỉa suối hoặc tắm ở suối, nó có thể bám vào niêm mạc các vùng họng mũi, họng thanh quản hoặc ở khí quản bằng giác bám rất chắc. Sau một thời gian hút máu, kích thước của chúng tăng lên. To nhất là bao nhiêu thì em chịu
Khi bị đỉa suối bám vào cơ thể, tùy từng vị trí bám mà chúng có thể gây ra các triệu chứng khác nhau. Nhưng chủ yếu là cảm giác buồn buồn trong họng, Buồn nôn, ho khan (Ho ra máu tươi), khó thở ngày càng tăng dần (theo kích thước của con đỉa), Khàn tiếng.
Để con đỉa không nằm trong người chỉ có cách đến các cơ sở tai mũi họng soi khí phế quản và gắp chúng ra. Nên gắp sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm ở phổi.
Mùa du lịch sắp đến. Mong rằng các bác đi du lịch vùng cao tránh được con đỉa suối. Chúc mọi người luôn mạnh khỏe.