Sàn vàng- Điều cần biết trước khi tham gia...

Các thớt khác của hungdu

hungdu

Viết 999 bài thôi...
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Topic này không nhằm trang bị kiến thức đầu tư thế nào mà chỉ nhằm chia sẻ hiểu biết về thị trường vàng hay sàn vàng.

Tôi đã được dự 1 buổi trao đổi về đầu tư sàn vàng (chỉ trao đổi chứ không phải hội thảo) và cả nhóm rút ra kết luận là THUA nhiều hơn THẮNG.

Nhằm trao đổi thêm kiến thức về vấn đề này tôi có đọc qua 1 số bài phân tích trên các trang web tài chính đầu tư và xin được trích lại để cùng đọc.

Trong cơn bão vàng tăng giá vừa qua, hàng loạt tài khoản trên các sàn giao dịch vàng đã bị cháy, thanh lý khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ.

Tuy nhiên, không phải chỉ khi giá vàng biến động mạnh họ mới thua, mà hầu như bất cứ lúc nào nhà đầu tư cũng bị thua cuộc.
Thoáng chc ca tin tan bt nước

Bước vào thế giới vàng, mới thấy tiền bạc được xem như… rác. Nếu đầu tư tại sàn trong nước thì tiền tính là triệu, là tỷ, còn ở sàn ngoài nước thì tiền được tính bằng đôla, vài chục ngàn đến cả trăm ngàn. Người ta đặt một cái lệnh vài trăm lượng vàng như như dân cờ bạc nghiệp dư chơi một ván bài tiến lên. Cứ bị ngược hướng là cắt lỗ, chốt lệnh, mỗi lần cắt như vậy mất vài triệu đồng là chuyện cơm bữa. Còn tài khoản bị cháy, bị thanh lý thì liên miên.

Từ 2 tỷ ban đầu, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, hiện tài khoản của bà Ngọc Châu, nhà đầu tư trên sàn vàng K, chỉ còn 500 triệu đồng.

Bà Châu đến với lĩnh vực này từ việc nghe lời rủ rê của nhân viên sàn vàng. Gần như toàn bộ số tiền mấy năm qua dành dụm được, bà Châu đem nộp vào tài khoản và mua bán vàng. Thoạt đầu, bà chỉ mua - bán 10 lượng cho mỗi lệnh. Nhưng sau đó, thấy có lời kha khá, bà tăng dần lên đến vài trăm lượng.

Tai hoạ chỉ xảy ra khi bà vay và bán khống 1.000 lượng khi giá vàng thế giới ở mức 1.030 USD/ounce. Ngay lập tức sau đó, giá vàng thế giới phá đỉnh 1032 USD/ounce, rồi liên tục đi lên. Dân đánh vàng lâu nay vẫn nghĩ mức giá 1032 USD/ounce là một ngưỡng kháng cự rất cứng, nên cứ giá vàng đến gần giá đó là đặt bán. Vì vậy lần này tuy giá vàng đã vượt, bà Châu vẫn nghĩ giá sẽ quay lại, cộng với quá xót tiền, nên bà không cắt lệnh. Chỉ đến khi giá vàng tiếp tục tăng mãi, lỗ hơn 1,2 triệu/lượng, bà mới cắt lệnh thì đã mất đi 1,2 tỷ đồng.

Không chỉ riêng bà Ngọc Châu, mà có rất nhiều nhà đầu tư bị lâm vào tình cảnh thua lỗ tương tự. Lê Kim Ngọc nói rằng chị vẫn còn bàng hoàng đau thắt khi nghĩ đến khoản tiền gần tỷ đồng chuẩn bị mua nhà đã bị chị nướng vào sàn vàng chỉ trong vài tháng “trade” (trong kinh doanh vàng và ngoại hối, hành động mua bán gọi là trade, người mua bán gọi là trader). Lần Ngọc thua nặng nhất là đặt lệnh bán 10 lot, tương đương 8300 lượng (1 lot bằng 100 ounce, 1ounce bằng 8,3 lượng), với giá vàng thế giới lúc đó là 1.017 USD/ounce.

Sau đó giá cứ tăng liên tục. Cứ giá tăng mỗi USD, Ngọc lỗ 1.000 USD. Chị phải liên tục nộp tiền vào để cứu tài khoản. Tất cả những gì làm lụng lâu nay dành dụm được, kể cả mấy chục lượng vàng trong tủ, chị đã đem bán rồi lấy tiền nộp hết vào tài khoản. Nhưng vàng vẫn cứ tiếp tục tăng. Và khi giá đạt tới 1.112 USD/ounce, tức giá vàng đã tăng 100 USD, chị bị lỗ đến 100.000 USD. Không còn gì để vơ vét nộp vàp giữ tài khoản, Ngọc đành bất lực đứng nhìn tài khoản bị cháy, toàn bộ số tiền bao nhiêu năm trời tảo tần dành dụm để mua nhà đã ra đi trong phút chốc!

“Không hề ít, có đến hàng trăm, hàng ngàn nhà đầu tư từ sàn vàng bước ra đều trắng tay”, Hoàng Ngọc Lâm, một nhà đầu tư vàng khá lâu năm, cho biết. “Nó đốt tài khoản nhanh lắm. Nếu không biết quản lý vốn, thì chỉ trong vài ngày vàng có biến động, là tiền tỷ ra đi không mấy chốc. Dù có đổ tiền vào để giữ nhưng cuối cùng đổ vào bao nhiêu mất bấy nhiêu”.

Ông Lâm đầu tư vàng từ 7-8 năm. Lúc đó ở Việt Nam chưa có sàn vàng, ông giao dịch trên sàn thế giới. Chừng ấy năm qua, ông đã chứng kiến hàng ngàn nhà đầu tư, từ tiền bạc rủng rỉnh đã trở nên trắng tay vì vàng. Ông thuộc số rất ít còn trụ được trên sàn vàng cho đến này hôm nay..

Ngn la thiêu tin bc

Quý, một trader có thâm niên 5 năm trong nghề, cho biết anh đã nướng 250.000 USD vào thị trường vàng và ngoại hối này. Cách đây 5-7 năm, khái niệm giao dịch vàng và ngoại hối hầu như chưa xuất hiện ở Việt Nam, anh mày mò tìm đọc tài liệu trên mạng. Sau một thời gian, cho rằng mình đã khá tinh thông, anh mở tài khoản giao dịch trên sàn nước ngoài.

Chỉ sau 5 ngày toàn bộ số tiền 20.000 USD cháy rụi! Cay cú và nghĩ rằng do mình chỉ là do tâm lý yếu và chưa đủ bình tĩnh, anh tiếp tục nạp tiền vào. Kết cục trong vòng chưa đầy 2 tuần, tài khoản từ 38.000 USD chỉ còn lại 2.700! Và chỉ trong vòng hơn một năm, anh đã gom góp, vay giật… ném vào lĩnh vực này tổng cộng 250.000 USD!

“Công việc kinh doanh, công trình đang thực hiện, cơ sở sản xuất bỏ bê…, giao lại toàn bộ cho nhân viên. Trang trại nuôi trồng thất bại, khách hàng mất, không đòi được nợ. Bán xe, bán trang trại, thu hẹp xưởng sản xuất. Năm 2008, thực sự rơi vào khó khăn”, anh kể.

Không chỉ riêng Quý, mà hầu như bất kỳ người nào bước vào thị trường này, đều bị thua lỗ đến sạch sanh tiền bạc. Hoàng Thanh Sinh, hiện đang là Phó Giám đốc chi nhánh một ngân hàng, thú nhận rằng ông đã đốt tròn 1 triệu USD trong thị trường này. Toàn bộ tiền mặt, vàng, miếng đất trên trăm mét vuông, và căn hộ chung cư cao cấp và ngay TP.HCM, đều ra đi theo vàng.“Giờ mình chỉ giảng bài thôi, hết tiền rồi, không đánh vàng nữa. Mà có tiền cũng nhát tay rồi, không đánh được nữa”, ông nói.

Thị trường này như ngọn lửa, thiêu rụi bao nhiêu giấc mộng làm giàu, thiêu rụi bao nhiêu tiền bạc mà những người không hiểu về nó đã ném vào đây.

Ở mục “Hành trình một trader” trên một diễn đàn về vàng và ngoại hối, có hàng trăm câu chuyện tàn khốc, tang thương vì trade. Ông Đỗ Trung Khánh, Giám đốc Công ty Giải pháp Vàng Việt, nói ông đã từng chứng kiến bao nhiêu cảnh xe cộ, nhà cửa bán sạch, gây ra bao nhiêu cảnh tan cửa nát nhà, gia đình ly tán. Ông thú nhận bản thân ông khi bước vào thị trường này, cũng đã “nướng” nguyên một chiếc TOYOTA Innova.
Theo Đặng Vỹ
Vietnamnet
Ý kiến của 1 trader trên cafeF.vn

Minh Hiếu
19/11/2009 23:08:42

Chào các bạn.

Bản thân tôi là một trader nói theo ngôn ngữ dễ hiểu thì tôi là một nhà đầu tư cá nhân trên thị trường vàng- forex. Khi tôi đọc bài viết này thì tôi cũng không lấy làm lạ bởi vì hàng ngày tôi cũng đã chứng kiến hầu như các nhà đầu tư cá nhân trên các sàn vàng ở việt nam và sàn thế giới thua lỗ thế nào. Trên thị trường này hầu như là thua lỗ con số chắc không thống kê thì ai cũng hiểu được rằng chắc chắn phải trên 90% là thua lỗ. Tôi Rất hoan nghênh bài viết trên và cũng hy vọng mọi người đọc xong sẽ thấy được sự rủi ro, cạm bẫy trên thị trường này. Tất cả câu chuyên ở trên tôi tin chắc rằng đó đều là sự thât đôi khi còn nhiều câu chuyện thương tâm hơn thế nữa. Mong mọi người nên từ bỏ ý định kiếm tiền dễ dàng từ lĩnh vực này đi. Một khi bạn tham gia vào thị trường này bạn sẽ có rất ít cơ hội để chiến thắng. Ngược lại bạn sẽ mất tất cả: tiền bạc, thời gian, công việc, gia đình, bạn bè mà trên hết là sức khỏe là tinh thần của bạn.

Nếu có thời gian thì tôi có thể phân tích được rằng các nhà đầu tư cá nhân luôn luôn thua. Nên nếu có thể các bạn hãy từ bỏ ngay thị trường này hãy chuyên nghiệp với những công việc mà bạn đã làm. Thị trường này không dành cho những nhà đầu tư cá nhân. Hãy dừng lại trước khi quá muôn.
 

hungdu

Viết 999 bài thôi...
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Tham khảo thêm về sàn vàng... đây là 1 góc nhìn khác, nhận định là của các bạn!
Khuynh gia bại sản vì môi giới

Sở dĩ “nhà đầu tư” như con thiêu thân, đem tiền bạc, nhà cửa ném vào vàng,do thiếu hiểu biết họ còn bị nhân viên môi giới các sàn vàng nhân đó mà khai thác, xúi giục.

Một số nhà đầu tư đến với các sàn vàng có chút hiểu biết cách đặt lệnh trên thị trường chứng khoán, còn lại phần đông là do nhân viên môi giới các sàn vàng rủ rê mồi chài, hoặc biết qua bạn bè, người quen. Số có học hành và chịu khó nghiên cứu nghiêm túc chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Bi kịch từ đầu tư hộ


Bà Ngọc Anh đến giờ vẫn chưa hết đau đớn vì số tiền 360 triệu đồng chỉ ra đi trong phút chốc khi đưa cho nhân viên sàn Hồng Hối đầu tư giúp. “Tôi đâu có biết, thấy họ đánh thử cho coi, dễ ăn quá, mà mình thì chưa biết đánh nên đưa họ đánh giúp cho”.

Nhân viên sàn vàng mở máy vi tính, nối mạng, đánh “biểu diễn” cho bà xem trực tuyến. Ô hay quá, chỉ cần đặt lệnh mua hoặc bán với một giá nào đó, nhìn trên màn hình thấy giá đi, lệnh nào có lãi thì để đi tiếp, lãi tiếp tục tăng cao; lệnh nào lỗ thì cắt nhanh, lỗ ít, thế là xong! Rồi đánh lại và lại đúng hướng và có lãi! Thấy dễ ăn quá, bà Ngọc Anh đã gom số tiền trên đưa cho nhân viên này đánh giúp!

Và đó là những ngày bà mất ăn mất ngủ. Không như lúc đánh “đề-mô”, giờ đánh thật bà thấy thua liên miên. “Nhìn thấy tiền mất đi, mình như bị cắt từng miếng thịt, mà không biết làm sao. Biểu dừng lại nhưng họ cứ nói nó sẽ quay đầu. Kết cục càng chờ càng lún, đến chừng hết sạch tiền mới thôi”.

Đau đớn quá, bà quyết định thu hồi lại tài khoản, số tiền còn lại chỉ vài chục triệu.

Bản thân người viết bài này đã nhận được lời mời chào của nhân viên 4-5 sàn vàng ở TP.HCM. Khi được trả lời là “không biết đánh vàng”, L.A, nhân viên sàn Hồng Hối, nhanh nhảu nói ngay: “Cái đó để em lo! Em đánh giùm trước, sau đó chỉ cho anh rồi anh sẽ biết và tự đánh”.

Đã có hàng loạt nạn nhân bởi ham có tiền nhanh mà không biết “chọn mặt gửi vàng” và cuối cùng "nộp mạng" cho nhân viên môi giới. Trên diễn đàn Vàng Sài Gòn, mục “Tâm sự của nhà đầu tư”, nhiều thành viên công phẫn, lên án các nhân viên môi giới đã đánh thua của họ hàng tỷ đồng, làm tiêu tán tiền bạc, để lại hàng núi nợ nần, nhưng không hề có trách nhiệm gì.

Vàng mất nợ mang

“Đánh giùm” là một trong những hoạt động thường thấy của nhân viên môi giới các sàn vàng. Tiếng gọi là nhân viên, nhưng thực chất những người này hoàn toàn không có lương, mà chỉ hưởng từ số tiền phí của nhà đầu tư được sàn thu và trích lại.
Cứ nhà đầu tư đánh một lot vàng (83 lượng), phải mất phí giao dịch và hoa hồng 100USD. Nhân viên môi giới được hưởng 40% của số này, tức 40USD. Có nhà đầu tư mỗi ngày đánh cả chục lệnh khối lượng lên đến hàng chục lot, tiền thu nhập của nhân viên môi giới rất lớn.

Vì vậy các nhân viên này rất quyết liệt trong việc “săn” nhà đầu tư. Họ lên mạng, vào các diễn đàn, tìm số điện thoại… sau đó gọi và mời mọc.

Các nhân viên này đưa ra viễn cảnh rất huy hoàng, một tháng có thể đánh thắng vài mươi phần trăm vốn, một năm vài trăm phần trăm, làm giàu chẳng mấy chốc. Xưa nay chưa từng tiếp cận với loại hình này và được nhân viên “tư vấn” trực tiếp đánh cho thấy, chỉ trong vòng một vài tiếng đồng hồ với tài khoản 1.000USD có thể thắng cả trăm USD, người ta rất dễ tin lời và đem tiền đi xây giấc mộng vàng!

Bà Vân, một nhà đầu tư trên sàn vàng H, cho biết bà và bạn bè đã thua hai tài khoản với trên 100.000USD (gần 2 tỷ đồng Việt Nam), chỉ vì nghe lời nhân viên môi giới các sàn vàng và đưa tiền cho họ đánh. Riêng bà không hề biết gì về kinh doanh vàng, nhưng nghe những người này giới thiệu quá hấp dẫn, mỗi tháng lãi có thể đến 30-50%, cũng ham. Bà đã gom 20.000USD tham gia cuộc đỏ đen.

Đã có một tổng kết trong giới đầu tư vàng, là chưa bao giờ có tài khoản nhờ nhân viên các sàn vàng đánh giúp mà thắng được. Và cũng chưa có tài khoản nào do môi giới đánh giúp mà không bị dính lệnh, lỗ, treo nợ, ít thì vài trăm triệu, nhiều đến vài tỷ đồng.

Quý, nhà đầu tư đã nhắc đến ở bài 1 của phóng sự này, nói rằng, anh đã từng biết 16 trường hợp điêu đứng vì nhân viên tư vấn. Anh cũng đã tiếp xúc với nhiều “nhân viên tư vấn”, trong đó có người ở thế hệ 8x, chỉ bập bõm vài điều về vàng và ngoại hối, nhưng nói rất huyên thuyên, kiểu như anh ta đánh chỉ toàn thắng chứ không hề thua và sẵn sàng đánh giúp nhà đầu tư.

Những viễn cảnh về lợi nhuận ngất trời đã khiến người có tiền không cầm lòng được và không ít người đã nghe theo, dù không biết gì cả cũng gom tiền bạc đi đánh vàng và kế đến là xe cộ, tài sản, nhà cửa, đất đai cũng lũ lượt nối nhau ra đi. Đến lúc nhận ra được sai lầm thì đã vàng mất tật mang.
Theo Đặng Vỹ
Vietnamnet
 

hungdu

Viết 999 bài thôi...
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Vàng là gì mà phải đầu tư...??? Các bác cứ từ từ tham khảo hết... nhưng "dont shoot the messenger" nhé... em chỉ là người đưa tin thôi ạ...
Có nên coi vàng như... rau?

Từ “địa vị” là hàng quốc cấm thì giờ đây, kinh doanh vàng được tự do thoải mái như hàng hóa thông thường.

Và cùng với sự dễ dãi trong quản lý, không chỉ thị trường này bất ổn mà còn gây lộn xộn sang cả lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.
Đã có một thời kỳ, vàng được coi là tài sản mà Nhà nước phải quản lý, công dân không được sở hữu quá 2 chỉ vàng/người. Nhưng đến thập niên 80 thế kỷ trước, mặc dù Nhà nước không chính thức cho phép lưu thông vàng một cách bình thường nhưng khi lạm phát cao, kinh tế khủng hoảng thì việc nắm giữ và buôn bán vàng gần như trở thành phổ biến. Từ đó, giá nhà cửa, đất đai, xe máy, nồi áp suất, bàn là... hầu như đều được định giá qua vàng.

V
àng “lon” là vàng nào?

Với thực tế trên, Nhà nước đã nới lỏng hơn bằng cách cho phép các công ty vàng bạc nhà nước mở các quầy sửa chữa và thử vàng và nhập khẩu vàng để can thiệp thị trường (Tổng công ty vàng bạc đá quý). Tuy nhiên, những động thái này không có tác dụng nhiều đến thị trường vì đồng tiền vẫn liên tục mất giá, chưa kể việc không kiểm soát được vấn đề mua bán nên nhiều khi nhân viên công ty vàng nhà nước lại tuồn hàng ra “chợ đen”.

Thị trường vàng chỉ ổn định dần sau khi Nhà nước có phương án kiểm soát thành công phi mã lạm phát đầu 1989. Từ đó, việc buôn bán vàng trở nên dễ dàng, nhiều cửa hàng vàng tư nhân ra đời và Nhà nước bắt đầu cho nhập khẩu vàng. Tất nhiên, Nhà nước vẫn quản lý giấy phép nhập khẩu, chứ không quản lý theo kiểu cho nhập khẩu bao nhiêu cũng được. Với cách này, sự ổn định của thị trường vàng được kéo dài trong nhiều năm.

Mười năm sau, Chính phủ ban hành Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 9/12/1999 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng với sự rạch ròi hơn từ việc phân loại vàng.

Cụ thể, kinh doanh vàng trên thị trường chỉ được tiến hành đối với loại “vàng không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế” mà cụ thể là vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu (vàng cám, vàng vụn...).

Còn “vàng tiêu chuẩn quốc tế” thì sao? Theo ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đây là loại vàng thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17/8/1998 về quản lý ngoại hối. Theo đó, chúng đóng vai trò dự trữ quốc gia dưới hình thái vàng vì muốn có loại hàng hóa này, phải sử dụng ngoại tệ nhập khẩu từ nước ngoài. Bởi vậy, quản lý loại hàng hóa này được thực hiện rất khắt khe bởi Ngân hàng Nhà nước.

Còn loại “vàng không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế” không phải dự trữ quốc gia mà chúng chỉ là thứ hàng hóa đáp ứng vai trò của đồng tiền thanh toán hoặc bảo toàn giá trị tài sản có giá trị cao của người dân. Và trong đợt sốt vàng vừa qua, chính là loại vàng này.

Cn siết cht công tác qun lý

Liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh loại hàng hóa này, ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cố vấn Hội đồng Vàng thế giới cho biết: “Theo Nghị định 174, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước là cấp, thu hồi giấy phép đối với sản xuất vàng miếng; xuất nhập khẩu vàng theo quy định nghị định 174 và mang theo vàng khi xuất - nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định”.

Theo đó, giấy phép hoạt động kinh doanh vàng do sở kế hoạch và đầu tư địa phương cấp, dĩ nhiên, đã kinh doanh loại hàng này, doanh nghiệp phải đảm bảo một điều kiện khác là “vốn pháp định” theo quy định luật pháp.

Trở lại với những diễn biến của thị trường vàng vừa qua, thấy nổi lên mấy vấn đề sau:

Thứ nhất: giá vàng biến động vượt quá mức giá thế giới và đạt đỉnh 29,3 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng thế giới tại thời đó xấp xỉ 26 triệu đồng/lượng.

Lý giải nguyên nhân này, ông Khánh nói: “Đợt sốt vàng vừa qua là do trong 18 tháng liền Nhà nước không cho phép nhập khẩu vàng trong khi quý 1/2009, Việt Nam xuất khẩu một lượng vàng khá lớn. Thời kỳ Nhà nước cho phép nhập khẩu thoải mái thì không sốt và giá vàng trong nước chỉ cao hơn thế giới khoảng vài trăm nghìn đồng/lượng. Sự liên thông về cung cầu đã không làm bất ổn giá vàng trong nước”.

Thứ hai: có những đơn vị kinh doanh vàng bạc trang sức đã tự ý sử dụng các nghiệp vụ ngân hàng hoặc nghiệp vụ của công ty tài chính thông qua hình thức mua/bán tương lai, quyền chọn, huy động vốn của người dân lãi suất cao, găm giữ tiền/vàng khách hàng để mua/bán trong phiên sau.

Khi mất khả năng thanh toán, vỡ nợ, hậu quả xấu để lại không nhỏ đối với cả người dân và hoạt động quản lý thị trường tiền tệ mà điển hình là doanh nghiệp tư nhân Tuấn Tài ở Tp. HCM là một ví dụ.

Điều 3, Nghị định 174 quy định khá rõ: “Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này” và như vậy, việc để xảy ra tình trạng lộn xộn trên, không thể nói là không có phần trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ ba: trên thị trường vàng hiện có rất nhiều thương hiệu vàng, và gần như thương hiệu nào cũng cho rằng vàng của mình là “4 số 9” chứ không phải “3 số 9” nhưng thực tế, cơ quan nào kiểm định và xây dựng một quy chuẩn để tránh lộn xộn trên thị trường thì lại chưa thấy đả động.

Ông Khánh cho rằng, để giải quyết tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó” này thì cần có sự vào cuộc của cơ quan quản lý thị trường và công an kinh tế. Ngoài ra, Hiệp hội kinh doanh vàng bạc cũng đang triển khai xây dựng “chuẩn” chung cho sản phẩm vàng đang kinh doanh trên thị trường để tránh tình trạng lộn xộn trên.

Thứ tư, một điều không thể không quan tâm là sự tương tác giữa vàng, ngoại hối, lãi suất. Một chuyên gia nêu ví dụ: “Khi giá vàng trong nước cao hơn thế giới, sẽ xuất hiện hành vi gom USD trên thị trường tự do, nhập khẩu lậu vàng, từ đó gây sức ép lên quản lý tỷ giá”.

Như vậy, đối với những bất ổn trên thị trường vàng vừa qua, có thể thấy hành lang pháp lý chưa hẳn đã thiếu, có chăng là thiếu sự quản lý sâu sát của các cơ quan chức năng. Có phải tình trạng này là xuất phát từ quan niệm vàng cũng như hàng hóa thông thường khác?
Theo Nguyễn Hoài
VnEconomy
 

trungctu

Dự bị *****
Staff member
GÂY DỰNG
Lần Ngọc thua nặng nhất là đặt lệnh bán 10 lot, tương đương 8300 lượng (1 lot bằng 100 ounce, 1ounce bằng 8,3 lượng), với giá vàng thế giới lúc đó là 1.017 USD/ounce. Sau đó giá cứ tăng liên tục. Cứ giá tăng mỗi USD, Ngọc lỗ 1.000 USD. Chị phải liên tục nộp tiền vào để cứu tài khoản. Tất cả những gì làm lụng lâu nay dành dụm được, kể cả mấy chục lượng vàng trong tủ, chị đã đem bán rồi lấy tiền nộp hết vào tài khoản. Nhưng vàng vẫn cứ tiếp tục tăng. Và khi giá đạt tới 1.112 USD/ounce, tức giá vàng đã tăng 100 USD, chị bị lỗ đến 100.000 USD.

Em không hiểu chỗ này ạ.

Theo em hiểu, sàn vàng cũng giống như sàn chứng khoán, mỗi ounce vàng có thể hiểu là một cổ phiếu. Trong trường hợp này, Ms. Ngọc đang "mua rẻ - bán mắc", như vậy là lời chứ sao lại lỗ ạ?
 

Saladin

MÁY HỎNG
Hì hì vấn đề là chơi chứ không phải là đầu tư bác ạ. Em chơi vàng rồi cũng có thắng có thua mà bao h thua cũng nhiều hơn thắng. Sau khi chơi thì em thấy thế này:

- Các ngân hàng hoặc đơn vị mở sàn vàng chả mất gì, ngồi chơi xơi nước cho các bác đầu tư mua bán với nhau thu phí giao dịch khoảng 2000d/l và lãi vay vàng vay tiền qua đêm. Mỗi ngày sàn lớn thì mấy chục ngàn lượng, sàn nhỏ thì vài ngàn :) cứ từ đó tính ra tiền thì biết.

- Ở sàn vàng tóm lại là các bác đầu tư mua bán với nhau, kiểu gì chả có ông thua ông thắng, mà tiền thì kiểu gì sàn cũng thu, thế nên 80% thua là bt. Nếu không thì tiền ở đâu ra. Nếu muốn mua vàng mà không ai bán thì cũng chịu, bán vàng không ai mua thì cũng chịu. Kiểu gì cũng có người lỗ, mà phần nhiều là lỗ.

- Tóm lại là để vài chục triệu, thi thoảng vào vài lệnh cũng có tiền tiêu vặt, để nhiều tiền quá. như bà bác kia 2 tỷ - khoảng chừng hơn 1000 lượng, lên xuống 1 giá mất 1tr rồi dễ mất bình tình lắm. Hơn nữa số lượng lớn khó khớp lệnh nữa, thị trường thay đổi không kịp khớp được đâu.

Có ít kn chia sẻ với các bác, bác nào có kn khác thì post lên.
 

dicky.ykcid

POWER SELLER
HẠNG NHẤT
GÂY DỰNG
Sau một thời gian tham gia vào "chiến trường" này, và đã mất mát ko ít (hoàn cảnh của em cũng giống như những ví dụ ở bài viết trên kia thôi, ai cũng vậy, vào chơi chả mấy khi thắng được), em có rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ nhoi nhưng rất quý giá, xin được chia sẻ cùng tất cả mọi người.

Nhưng có lẽ em sẽ dành thời gian để viết ra sau vì bây h em phải đi ra ngoài có việc gấp rồi.
 

Lam Sơn

Super Moderators
Sàn vàng chắc cũng giống như sòng bạc (Casino) phải không các Bác? Có nghĩa là cũng có gian lận:

Một nhà đầu tư tố cáo Sàn vàng ACB gây thiệt hại hàng tỷ đồng: Sẽ kiện ra tòa!?

Tranh chấp căng thẳng giữa một nhà đầu tư với sàn giao dịch vàng ngân hàng ACB sẽ được đưa ra tòa phân xử.

Đây cũng là vụ kiện đòi quyền lợi đầu tiên giữa khách hàng và sàn giao dịch vàng trên cả nước.

Nhầm lẫn hàng nghìn lượng vàng

Sáng 27/9, ông Trần Trọng Nghĩa (trú tại quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh), nhà đầu tư vàng và cũng là “nguyên đơn” trong vụ tranh chấp với sàn vàng ACB cho biết, ông sẽ khởi kiện ra tòa đối với sàn vàng này. Theo trình bày của ông, ngày 24/12/2007, ông đặt lệnh bán 3.000 lượng vàng với giá 15,69 triệu đồng/lượng tại sàn vàng ACB. Nhưng ngay sau đó, nhân viên sàn vàng báo đã nhầm lẫn số lượng vàng khớp lệnh khi thông báo, dẫn đến hậu quả tài khoản của ông bị bán âm (-) 2.700 lượng vàng giá 15,66 triệu đồng/lượng. Kế tiếp, ngày 18/3/2008, ông đặt lệnh bán 5.700 lượng vàng giá 19,2 triệu đồng/lượng nhưng không nhập được lệnh vào sàn vì ACB vừa đưa ra quy định mới là khách hàng phải ký lại hợp đồng thì mới cho nhận lệnh. Đến ngày 21/3/2008, do giá vàng xuống thấp, tài khoản của ông chạm mức phải xử lý nên sàn vàng ACB đã bán 3.000 lượng vàng trong tài khoản với giá 17,825 triệu đồng/lượng... “Qua một số lần giao dịch nhầm lẫn tai hại như trên, tôi đã chịu thiệt hại trên 7 tỷ đồng”, ông Nghĩa cho hay.

Ông Nghĩa còn cho rằng, ông cũng như nhiều nhà đầu tư khác còn bị sàn vàng này “o ép” và liên tục đưa ra các quy định mà nhà đầu tư dù có xoay sở giỏi đến mấy cũng khó mà theo kịp. Những quy định này lại không được thể hiện trên hợp đồng. Cụ thể như, trong ngày 21/3/2008, tài khoản của ông Nghĩa chạm mức bị xử lý, khi ông đến ACB để rút 3.000 lượng vàng bán cho thị trường tự do với giá 18 triệu đồng/lượng để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ, đơn vị này đã không cho với lý do chỉ được phép rút 10 lượng/ngày. “Quy định như vậy, nhưng trong hợp đồng chúng tôi đã ký, ACB không hề đề cập đến chi tiết này...”, ông Nghĩa bức xúc.

Để giải quyết một phần khúc mắc, ngay sau khi nhân viên sàn vàng ACB đặt lệnh và nhận ra có sự nhầm lẫn đã chủ động liên lạc với ông Nghĩa. Đại diện sàn vàng cũng đã gặp và đề nghị giúp ông giải quyết sự cố thông qua “mua bù” bằng vàng vật chất trên sàn. Vậy nhưng theo ông Nghĩa, sau đó, chính họ lại từ chối bởi “tài khoản không còn tiền”. Ông Nghĩa cho rằng việc đó là không thể vì trước đó một ngày ông đã đặt lệnh bán 5.700 lượng và cũng nộp thêm tiền cho 70 lượng, chưa rút ra đồng nào. Sự việc đến nay đã kéo dài gần 2 năm và giá vàng trong nước liên tục biến động, tăng rất cao. Ông Nghĩa tiếp tục khiếu nại khắp nơi, tới cả Ngân hàng Nhà nước.

Chờ ngày ra tòa?

Trong rất nhiều nỗ lực liên lạc với sàn giao dịch vàng ACB nhằm làm sáng tỏ vụ việc, chúng tôi đã được một phen chạy “lòng vòng” và chờ đợi, từ bộ phận marketing đến lãnh đạo sàn giao dịch vàng và cuối cùng là Ban pháp chế. Trong khi đó, ngay từ đầu liên hệ với ban này về vụ việc thì lại được hướng dẫn chuyển đến bộ phận marketing. Bà Trần Thị Mỹ Thơm (thuộc Ban pháp chế), khẳng định ông Nghĩa đã nhiều lần làm việc cùng lãnh đạo ACB, trong đó có lãnh đạo khối kinh doanh, lãnh đạo Ban pháp chế...

Để chứng minh, bà Mỹ đưa ra 2 công văn được xem là kết quả giải quyết vụ việc. 2 công văn này nêu ra các thời điểm giao dịch thành hay không thành công. Đây cũng được coi là các giải quyết của sàn vàng ACB với ông Nghĩa, tại đó đã khẳng định, ACB đã thực hiện đúng nguyên tắc các giao dịch của nhà đầu tư trong khi mua bán vàng và hạn mức tín dụng. Bởi vậy, yêu cầu đòi bồi thường của ông Nghĩa không được xem xét. “Đúng là họ chẳng xem xét, cho dù tôi cùng một số nhà đầu tư khác đã nhiều lần lên sàn đòi quyền lợi. Có cuộc gặp đã được tổ chức, nhưng không có kết quả”, ông Nghĩa nói.

Trong một diễn biến khác, các tài liệu mà chúng tôi đang có cho thấy Ngân hàng Nhà nước từ tháng 6/2009 đã có văn bản trả lời ông Nghĩa về vụ việc này. Công văn số 4229/NHNN-VP ngày 6/6/2009 của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Nguyễn Văn Giàu ký, nêu: “Sau khi nghiên cứu các hồ sơ và tài liệu liên quan, NHNN thấy vụ việc tranh chấp giữa ông và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) liên quan đến sàn giao dịch vàng ACB là tranh chấp thuộc quan hệ dân sự, việc giải quyết được thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa hai bên và các quy định liên quan của Bộ Luật dân sự. Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và Nghị định 136/2006/NĐ- CP của Chính phủ, việc giải quyết tranh chấp giữa ông và ACB không thuộc thẩm quyền của Thống đốc NHNN Việt Nam(...). Trường hợp ông cho rằng cách giải quyết của ACB là không thoả đáng và vi phạm các quy định của Bộ Luật dân sự thì ông có quyền đề nghị toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên theo quy định của pháp luật”.

Khi làm việc với PV Báo GĐ&XH, ông Nghĩa đã khẳng định rằng, đến mức này, ông sẽ phải đưa vụ việc ra tòa và chỉ có tòa mới phân xử công minh sự vụ.
 

Maybach

57s
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Lần Ngọc thua nặng nhất là đặt lệnh bán 10 lot, tương đương 8300 lượng (1 lot bằng 100 ounce, 1ounce bằng 8,3 lượng), với giá vàng thế giới lúc đó là 1.017 USD/ounce. Sau đó giá cứ tăng liên tục. Cứ giá tăng mỗi USD, Ngọc lỗ 1.000 USD. Chị phải liên tục nộp tiền vào để cứu tài khoản. Tất cả những gì làm lụng lâu nay dành dụm được, kể cả mấy chục lượng vàng trong tủ, chị đã đem bán rồi lấy tiền nộp hết vào tài khoản. Nhưng vàng vẫn cứ tiếp tục tăng. Và khi giá đạt tới 1.112 USD/ounce, tức giá vàng đã tăng 100 USD, chị bị lỗ đến 100.000 USD.
Em không hiểu chỗ này ạ.

Em không hiểu chỗ này ạ.

Theo em hiểu, sàn vàng cũng giống như sàn chứng khoán, mỗi ounce vàng có thể hiểu là một cổ phiếu. Trong trường hợp này, Ms. Ngọc đang "mua rẻ - bán mắc", như vậy là lời chứ sao lại lỗ ạ?

Bà ta bán "khống" 10lot =830lượng (kô phải 8300lượng). Nên giá tăng thì thua chứ sao, nếu bà ta mua thời điểm đó thì "lời"

Phí giao dịch 1lot là 900K đâu mà đến 100usd vậy. Nhân viên môi giới hưởng 30%.
 

Saladin

MÁY HỎNG
Em không hiểu chỗ này ạ.

Theo em hiểu, sàn vàng cũng giống như sàn chứng khoán, mỗi ounce vàng có thể hiểu là một cổ phiếu. Trong trường hợp này, Ms. Ngọc đang "mua rẻ - bán mắc", như vậy là lời chứ sao lại lỗ ạ?

TÓm lại là Ms.N không chịu cắt lỗ, bán khống rồi ko kịp mua vàng vào. :) gì chứ cái món vàng mà ko cắt lỗ thì nhiều cay đắng lắm. Thường thì mọi người ko dám chờ để ăn đậm mà toàn chờ để thua đậm :) tâm lý nói chung nó thế.
 

whamy04

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Bà ta bán "khống" 10lot =830lượng (kô phải 8300lượng). Nên giá tăng thì thua chứ sao, nếu bà ta mua thời điểm đó thì "lời"
Phí giao dịch 1lot là 900K đâu mà đến 100usd vậy. Nhân viên môi giới hưởng 30%.
Nghĩa là bà ta phải vay tiền có vàng mà bán đúng không bác?
Nhiều khi đọc mấy tin kinh tế viết không rõ ràng làm mình cũng khó hiểu...
 

Bài viết cần bạn xem thêm

Các Mod cho em hỏi mấy ngày nay dd bị lỗi hay nick em bị banned mà em ko vào đọc thông tin được, nếu lỗi xin chỉ giúp em cách khắc phục, tks
Top