Lam Sơn
Super Moderators
Chương trình thông tin giao thông 24 giờ thông báo kẹt xe qua sóng FM của đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM được coi là giải pháp giúp người dân “tránh nạn” khi đi đường. Chương trình chính thức phát sóng từ ngày 2.11.2009, được đông đảo người dân quan tâm. Sau hơn 10 ngày hoạt động, ông Nguyễn Văn Tiến, phó chủ tịch hội đồng biên tập phụ trách sóng FM 99,9MHz cho biết số lượng cuộc gọi đến thông báo tình hình kẹt xe tăng lên từng ngày, hiện nay khoảng 40 – 50 cuộc gọi mỗi lần phát sóng. Nhờ đó, chương trình đã giúp không ít người dân né và thoát được kẹt xe.
Không khí làm việc trong chương trình thông báo
kẹt xe qua sóng FM tại đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM

Không khí làm việc trong chương trình thông báo
kẹt xe qua sóng FM tại đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM
Theo ông Tiến, nhờ có sự hợp tác tích cực của đội ngũ cán bộ hưu trí, hơn 2.300 tài xế và tổng đài taxi Mai Linh cùng với sự hỗ trợ của cảnh sát giao thông nên chương trình đã bắt đầu phát huy hiệu quả.
- Một chương trình khá rầm rộ nhưng được biết mỗi kíp làm việc chỉ có hai thư ký nhận điện thoại và một người dẫn chương trình?
Trong những ngày đầu chương trình phát sóng, chúng tôi chỉ bố trí ba người như vậy.Tuy nhiên, khi số lượng bạn nghe đài gọi đến thông báo tình hình kẹt xe ngày càng nhiều thì chúng tôi quyết định tăng thêm hai thư ký nhận điện thoại.
TP.HCM có hàng trăm điểm thường xuyên diễn ra ùn tắc giao thông nhưng lực lượng cộng tác viên của đài là tài xế taxi, cán bộ hưu trí, dân quân tự vệ. Liệu chương trình có đảm bảo cập nhật được thông tin trên diện rộng?
Đây cũng là vấn đề mà chúng tôi quan tâm và đang ra sức kêu gọi đông đảo quần chúng tham gia thông tin cho chúng tôi những điểm đang xảy ra ùn tắc, kẹt xe để chúng tôi thông tin đến bạn nghe đài đầy đủ hơn tình hình giao thông ở mọi nơi trong thành phố.
Có nhiều nơi kẹt xe, người dân nghe đài thông báo nhưng chờ hoài vẫn không thấy cảnh sát giao thông đến phân luồng, giải toả. Có không chuyện thiếu hợp tác giữa nhà đài với cảnh sát giao thông?
Có mấy ngày đầu thực hiện chương trình, do cảnh sát giao thông phải bố trí lực lượng phục vụ đại hội Thể thao trong nhà châu Á nên không đủ người phối hợp cùng với chúng tôi. Tuy nhiên, tình trạng này đã chấm dứt khi đại hội Thể thao trong nhà châu Á kết thúc. Hiện tại, nếu chúng tôi thông báo có điểm kẹt xe thì gần như ngay tức khắc cảnh sát giao thông có mặt.
Nhiều người cho rằng chương trình thông tin giao thông 24 giờ chỉ mới thông báo cho người dân các điểm kẹt xe chứ chưa hướng dẫn họ cách thoát hiệu quả?
Hiện tại, chương trình thông tin giao thông 24 giờ chỉ hướng dẫn mọi người thoát kẹt xe tại một số quận có hệ thống hướng dẫn người dân thoát kẹt xe vào các hẻm như quận 10, Phú Nhuận và Tân Bình, còn ở các quận khác do chưa có bảng chỉ dẫn nên chúng tôi chỉ mới dừng lại ở mức thông báo tình hình giúp người dân, nhất là những người chuẩn bị ra đường mở radio để nắm tình hình. Tuy nhiên tới đây, khi kênh Giao thông đô thị ra đời, với việc UBND TP.HCM trang bị thêm 200 camera gắn ở những nơi thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, qua hình ảnh, chúng tôi sẽ hướng dẫn người đi đường lối thoát khi rơi vào điểm kẹt xe. Chúng tôi cũng vận động các quận khác sớm hoàn thiện hệ thống biển chỉ dẫn lối thoát trong hẻm để chúng tôi kịp hướng dẫn cho người dân khi kẹt đường.
Thưa ông, chương trình có khả thi không khi hiện nay đa số phương tiện giao thông trên đường phố là xe gắn máy không có radio như ôtô để nghe thông tin kẹt xe?
Đây cũng là mối quan tâm của những người làm chương trình. Vì vậy, thời gian tới để giúp người đi xe gắn máy hưởng lợi từ chương trình này, chúng tôi sẽ phối hợp với một đơn vị viễn thông tổ chức gửi tin nhắn qua điện thoại di động thông báo ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Việc này chúng tôi đang gấp rút triển khai.
- Một chương trình khá rầm rộ nhưng được biết mỗi kíp làm việc chỉ có hai thư ký nhận điện thoại và một người dẫn chương trình?
Trong những ngày đầu chương trình phát sóng, chúng tôi chỉ bố trí ba người như vậy.Tuy nhiên, khi số lượng bạn nghe đài gọi đến thông báo tình hình kẹt xe ngày càng nhiều thì chúng tôi quyết định tăng thêm hai thư ký nhận điện thoại.
TP.HCM có hàng trăm điểm thường xuyên diễn ra ùn tắc giao thông nhưng lực lượng cộng tác viên của đài là tài xế taxi, cán bộ hưu trí, dân quân tự vệ. Liệu chương trình có đảm bảo cập nhật được thông tin trên diện rộng?
Đây cũng là vấn đề mà chúng tôi quan tâm và đang ra sức kêu gọi đông đảo quần chúng tham gia thông tin cho chúng tôi những điểm đang xảy ra ùn tắc, kẹt xe để chúng tôi thông tin đến bạn nghe đài đầy đủ hơn tình hình giao thông ở mọi nơi trong thành phố.
Có nhiều nơi kẹt xe, người dân nghe đài thông báo nhưng chờ hoài vẫn không thấy cảnh sát giao thông đến phân luồng, giải toả. Có không chuyện thiếu hợp tác giữa nhà đài với cảnh sát giao thông?
Có mấy ngày đầu thực hiện chương trình, do cảnh sát giao thông phải bố trí lực lượng phục vụ đại hội Thể thao trong nhà châu Á nên không đủ người phối hợp cùng với chúng tôi. Tuy nhiên, tình trạng này đã chấm dứt khi đại hội Thể thao trong nhà châu Á kết thúc. Hiện tại, nếu chúng tôi thông báo có điểm kẹt xe thì gần như ngay tức khắc cảnh sát giao thông có mặt.
Nhiều người cho rằng chương trình thông tin giao thông 24 giờ chỉ mới thông báo cho người dân các điểm kẹt xe chứ chưa hướng dẫn họ cách thoát hiệu quả?
Hiện tại, chương trình thông tin giao thông 24 giờ chỉ hướng dẫn mọi người thoát kẹt xe tại một số quận có hệ thống hướng dẫn người dân thoát kẹt xe vào các hẻm như quận 10, Phú Nhuận và Tân Bình, còn ở các quận khác do chưa có bảng chỉ dẫn nên chúng tôi chỉ mới dừng lại ở mức thông báo tình hình giúp người dân, nhất là những người chuẩn bị ra đường mở radio để nắm tình hình. Tuy nhiên tới đây, khi kênh Giao thông đô thị ra đời, với việc UBND TP.HCM trang bị thêm 200 camera gắn ở những nơi thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, qua hình ảnh, chúng tôi sẽ hướng dẫn người đi đường lối thoát khi rơi vào điểm kẹt xe. Chúng tôi cũng vận động các quận khác sớm hoàn thiện hệ thống biển chỉ dẫn lối thoát trong hẻm để chúng tôi kịp hướng dẫn cho người dân khi kẹt đường.
Thưa ông, chương trình có khả thi không khi hiện nay đa số phương tiện giao thông trên đường phố là xe gắn máy không có radio như ôtô để nghe thông tin kẹt xe?
Đây cũng là mối quan tâm của những người làm chương trình. Vì vậy, thời gian tới để giúp người đi xe gắn máy hưởng lợi từ chương trình này, chúng tôi sẽ phối hợp với một đơn vị viễn thông tổ chức gửi tin nhắn qua điện thoại di động thông báo ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Việc này chúng tôi đang gấp rút triển khai.

(Nguồn SGTT)