Sự thật về trà đá vỉa hè.

Các thớt khác của Diễm Quỳnh

Diễm Quỳnh

GẮN KẾT
Một người từng bán trà đá vỉa hè bật mí, trà đá rất mất vệ sinh, là “thập cẩm” các loại nước có... đá. Người này cho biết, hầu hết những quán trà đá vỉa hè đều có một chiếc bình đựng trà, chuyên để pha trà đá. Nước trà khách uống thừa, dù là nóng hay lạnh, đều được đổ vào chiếc bình này, kể cả nước trà chưa bán hết của ngày hôm trước. Thứ thập cẩm này cho vài viên đá vào sẽ được gọi là trà đá và được bán với giá từ 1.000 - 2.000 đồng/cốc.


Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Theo qui định, đồ uống phải được dùng với đá tinh khiết, đá viên nhưng với mức giá 20.000 đồng một túi đá viên 5 kg thì các chủ quán trà đều lắc đầu. Thế nên, hầu hết các quán trà đều sử dụng đá cây (đá ủ bia, ướp cá, mực hoặc giữ lạnh...) để pha trà đá, ẩn chứa nguy cơ lây các bệnh về tiêu hóa rất cao. Điển hình là trường hợp sinh viên Hoàng Lan Anh (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) bị tiêu chảy cấp vì uống trà đá tại quán trà ở Phùng Khoang (Trung Văn, Từ Liêm).

Sở Y tế TP Hà Nội khuyến cáo, người dân không nên uống nước trà đá và các loại nước giải khát có đá tại các quán nước bán ở vỉa hè.

Theo PLXH​
 

pttungvnm

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Khổ nỗi nếu những ngày nóng nực thì trà đá là cách giải khát số 1.E mà mệt sau khi làm hay trong lúc làm việc chỉ khoái trà đá còn những loại nước khác thật sự không nuốt nổi!Cũng biết là mất về sinh nhưng để từ bỏ thói quen này rất khó và hầu như là không thể.... mới cả một ngày cùng lắm uống có 2 - 3 cốc chắc không sao :D
 

thangktvta

Kỹ sư Viễn...vông
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Hix, nói trà làm gì cho xa xôi hả bác. Nói chuyện cái cốc uống nước nè: khi một người uống xong cốc nước, cốc đó sẽ được rửa bằng cách: nhúng vào 1 xô nước rồi lắc lắc rồi đem ra úp lại, người thứ 2 vào lại dùng cái cốc vừa rửa đó và rồi...người thứ n cũng vậy. "n" thì tăng lên nhưng cái xô nước và nước trong đó thì const (không đổi). Hix hix.
 

tuanibt

Siêu dự bị
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Của đáng tội ăn xong 1 cốc trà thành thói quen rồi, thiếu nó cứ như là ... chưa ăn ý, cafe thì xa xỉ quá :D Nên đành tự an ủi rằng từ xưa đến này người ta chết vì sạch quá là chủ yếu chứ vì bẩn thì chỉ... ngắc ngoải thôi :))
 

ducleminh

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
Mịa, thằng viết vơ đũa cả nắm, chứ các hàng mình hay uống thừa nó đổ toẹt ra vỉa hè (mất vệ sinh :D) chứ hơi đâu mà tích trữ. Luc pha trà cho bình mới thì pha công khai chứ có gom ở đâu đâu. Tất nhiên có 1 số chỗ bẩn nhưng không phải tất cả!
 

atungbk

ĐẠI BA HOA
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
bác này tiêu cực quá, khổ thân mấy quán trà em hay ngồi vỉa hè Lý Thường Kiệt.
 

Apache08

Týp-phờ-nờ
GÂY DỰNG
Thực ra trà đá mới có ở HN vài năm gần đây, vậy mà đã xuống cấp nhanh thế rồi. Hồi trước mình cũng hay ngồi quán cóc, vỉa hè, 1 chén nước chè (Thái Nguyên đàng hoàng nhá) chỉ 500-1000đ mà ngon thực sự, tuy người bán cả vốn lẫn lãi đều không nhiều nhưng giữ chân được nhiều người thường xuyên tới. Ngon tới giờ vẫn chưa quên, chỉ tiếc là về HN giờ khó kiếm được một chỗ như vậy nữa, mình nghĩ không phải là vấn đề về kinh tế hay phát triển ... gì đó đâu, mà do không còn nhiều người uống nữa, người uống cũng dễ tính đi nhiều. Bà con cứ cuốn theo cuộc sống làm ăn, bỏ qua nhiều cái nhỏ nhặt, chỉ cần ào ào ly nước trà cho hết ngay cơn khát trước mắt là được.
 

Lam Sơn

Super Moderators
Bài báo bạn Diễm Quỳnh dẫn tin ở trên có lẽ hơi cường điệu một chút, làm gì có việc khi khách uống xong chủ quán lại đổ cả nước và đá thừa trở lại vào thùng để bán cho người khác? Tôi chỉ thấy vào mùa nắng nóng đá thiếu nên có một số nơi họ đổ tất cả vào cái rổ, nước trà thừa chảy ra ngoài còn giữ lại đá bán cho người sau.

Nhưng dù thế nào chúng ta cũng hết sức quan tâm đến vấn đề vệ sinh, trước mắt để tránh các bệnh truyền nhiễm trong mùa nắng nóng, trà đá vỉa hè nói chung không đạt tiêu chuẩn vệ sinh từ ly tách, vật dụng chứa nước, vệ sinh cá nhân người bán, của khách hàng uống trước v..v... Không phải ai uống cũng bị nhiễm bệnh ngay, nó còn liên quan đến sức đề kháng của mỗi cá nhân, nói chung muốn bệnh cũng không phải dễ và khi bị bệnh rồi nếu trở nặng khả năng xuống "nhà xác" lại càng dễ hơn.

Một vấn đề khác, nhà chúng ta đang ở cửa đóng then cài đến thế nhưng một ngày không lau chùi sờ tay vào chỗ nào cũng thấy bụi. Thịt heo quay, vịt quay và các thứ quay bán ngoài lề đường sẽ hút bụi gấp rất nhiều lần vì có mỡ, phân tích một lượng nhỏ bụi bám trên các loại thực phẩm như thế sẽ có thấy đến vài tỷ vi trùng trong đó chủ yếu là khuẩn Amip, khuẩn E. Coly rất nguy hiểm cho đường ruột nhất là với các thai phụ nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhiễm bệnh như đã nói ở trên. Tuy thế chúng ta cũng không nên chủ quan, cứ theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh là tốt hơn hết.

Trở lại chủ đề chính, trên trang web Wikipedia có bài viết về "Trà đá Việt Nam" cũng hay, mời các bạn xem:

Trà đá

Trà đá là một dạng đồ uống với nguyên liệu là nước trà nguội với nước đá đập vụn rất thịnh hành ở Việt Nam hiện nay, và có lẽ cũng phổ biến ở nhiều xứ nóng trên thế giới. Hầu hết các quán nước bình dân Việt Nam đều bán loại nước trà này với giá thành bằng hoặc cao hơn cốc nước chè nóng một chút. Trà đá phổ dụng vì tiện lợi, dễ làm, có hương vị thơm mát và dùng giải khát rất tốt.

Lai lịch trà đá tại Việt Nam

Khó có thể xác định trà đá xuất hiện từ bao giờ, ở Việt Nam không có băng tuyết, và các dụng cụ sản xuất nước đá mới chỉ dần được phổ biến trong những thập niên cuối thế kỷ 20. Nước chè nguội có lẽ được người dân sử dụng phổ biến ở xứ nóng như miền Nam Việt Nam, trong khi người Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung thường chỉ uống trà pha nóng (kể cả với mục đích giải nhiệt). Đây cũng là do đặc tính khí hậu khiến cho văn hóa ẩm thực mỗi miền mỗi khác. Khi các dụng cụ làm đá, như tủ lạnh, trở nên thịnh hành hơn thì thay vì trà nguội, một số người đã bắt đầu đập nước đá vào cốc và rót nước chè vào để uống cho mát, hình thành nên món trà đá mà "bản quyền" của sản phẩm chắc chắn thuộc về miền Nam Việt Nam, cụ thể là ở Sài Gòn. Bởi vì ở miền Nam do nhiều yếu tố như khí hậu, thời tiết, tác phong làm việc đã dẫn đến việc người ta cho thêm đá vào cốc trà hằng ngày để tăng tính giải khát mà vẫn giữ được hương vị của trà.

Trong khoảng những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, trà đá bắt đầu xuất hiện trong văn hóa ẩm thực của người miền Bắc Việt Nam, đầu tiên ở Hà Nội, cùng với món nước mía. Ban đầu nó không được ủng hộ mấy, thậm chí đã từng bị một số báo chỉ trích rằng bản chất của chè đã lạnh, thêm đá vào uống có hại cho sức khỏe vì dễ gây lạnh bụng. Tuy nhiên, nó đã không mất nhiều sức thuyết phục để ảnh hưởng đến giới trẻ bình dân (sinh viên) và người cần lao ngoại tỉnh về Hà Nội làm ăn. Nnhững ngày nóng nực của mùa hè Bắc Bộ, sự ngột ngạt có thể được giải tỏa lập tức bằng một cốc trà đá thật mát với giá rất rẻ, đã khiến trà đá ngày càng phổ biến ở miền Bắc và ngày nay, việc vào quán nước ven đường gọi một cốc trà đá uống cho đỡ khát và giải nhiệt là một điều bình thường ở miền Bắc trong những ngày nóng nực của mùa hè. Còn trong những ngày đông giá Bắc bộ hiếm khi thấy các quán nước bán loại đồ uống này.

Đặc điểm

Nói chung trên thế giới ít phổ biến các đồ uống lạnh với chè là nguyên liệu chính ngoại trừ các quốc gia vùng nhiệt đới như Việt Nam. Trà đá xuất hiện ở Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu giải nhiệt của người dân Nam Bộ và cả người miền Bắc trong mùa hè.

Tuy nhiên, vượt qua đèo Hải Vân vào "đàng trong", đặc tính trà đá so với miền Bắc đã khác biệt hoàn toàn. Trà đá của người miền Nam Trung Bộ hoặc miền Nam nói chung pha rất loãng, hầu hết chỉ còn hương vị trà nhưng không chát vị trà, với rất nhiều đá đập vụn trong cốc, sử dụng các loại trà đã được ướp hương như chè sen, chè nhài v.v. Trong khi đó, trà đá ở miền Bắc thường đậm vị hơn và không thơm hương như trà đá miền Nam, thường dùng đá cục to phổ biến hơn là đá vụn. Trà đá thường có thể dùng nước chè pha hoàn toàn mới với dụng ý làm trà đá hoặc nước chè xanh hãm bằng lá chè còn tươi, sau đó cho đá vào. Tuy nhiên, nhiều quán trà đá dạng "quán cóc" thường tận dụng nước chè cuối, nước chè đã bị nguội hoặc đã quá nhạt, chỉ còn mỗi mùi chè mà không còn vị chè, với mục đích làm giảm giá thành của sản phẩm và điều đó ít nhiều gây bất lợi cho người sử dụng.
 

nostvn

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Em nghĩ bài này đúng là có cường điệu quá. Nhưng không biết có phải đó là kỹ năng của các bác phóng viên hay không?!
Chắc chắn là có nơi bán trà đá kiểu này rồi, nhưng chắc ít ít thôi hoặc không quá đến mức là thừa 1 tí cũng đổ vào.
Cứ thử tưởng tượng có bài báo thế này nhé:
"....Trà đá uống không hết được chủ quán đem đổ đi, có bình riêng để pha trà, khi nào uống rót từ bình rót ra ...."
Liệu có ai thèm đọc không các bác?!
Cũng phải giật gân một tí chứ.
 
  Nội dung tương đồng Khu vực Trao đổi Ngày
yueyong HANDHELD CAFÉ 8

Nội dung tương đồng

Bài viết cần bạn xem thêm

Chào các bác, mấy tháng gần đây mình thấy tapatalk của mình không lấy thông tin mới từ diễn đàn được nữa. Sau một thời gian đăg nhập được thì khi bấm vào HHVN thì báo là diễn đàn không hỗ trợ trong khi các diễn đàn khác thì vẫn vào đọc và comment bìn ...
Top