Diễm Quỳnh
GẮN KẾT
Mua máy tính xách tay, chỉ được cài một bản Windows dùng thử trong 31 ngày, độc giả tức giận nghĩ là nơi bán máy vô trách nhiệm mà không biết rằng doanh nghiệp đang thực hiện đúng Luật Sở hữu trí tuệ.
Bức xúc… nhầm
Bạn đọc từ địa chỉ ptdung@.... com đã gửi thư về VietNamNet với nội dung:
“Ngày 2/5/2009, tôi có mua 1 máy tính xách tay Toshiba satellite L300 tại siêu thị 1174 Đường Láng - Hà Nội của Công ty Cổ phần thế giới số Trần Anh. Lúc mua tôi để ý thấy có dòng thông báo ở màn hình máy tính cho phép dùng thử Windows trong 31 ngày. Tôi có hỏi nhân viên bán hàng thì nhận được câu trả lời là không sao cả. Tin tưởng Trần Anh là một công ty lớn nên tôi không hỏi thêm gì.
Khách hàng không hiểu tại sao mua laptop chỉ được
cài bản Windows dùng thử 31 ngày. Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, sau 31 ngày sử dụng thì máy tính của tôi không cho đăng nhập vào Windows nữa và yêu cầu phải đăng ký bản quyền Windows. Tôi gọi điện đến phòng kĩ thuật của Công ty Trần Anh hỏi thì nhận được câu trả lời rất vô trách nhiệm của một nhân viên nam là: "Phải cài lại Windows, cứ hết 31 ngày lại cài lại Windows".
Tôi thực sự bức xúc vì cách giải thích của nhân viên này, chẳng lẽ tôi bỏ ra 12 triệu đồng để mua một cái máy tính về tập cài Windows?
Và tại sao khi tôi mua hàng Công ty Trần Anh không hề giải thích về việc cài Windows dùng thử cho tôi?”
Nên tập làm quen với phần mềm có bản quyền
Theo luật sư Trần Thị Hải Hà, Phó trưởng Ban Sở hữu trí tuệ Công ty Concetti, Công ty Trần Anh đã tuân thủ đúng Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005.
Người tiêu dùng Việt cần tập thói quen sử dụng máy tính
có bản quyền để bảo vệ lợi ích của chính mình. Ảnh minh họa: PV
Từ trước tới nay, người dùng Việt Nam có thói quen mua máy tính được miễn phí một bản Windows bị bẻ khóa hoặc đĩa cài dạng này với giá chỉ 10 ngàn đồng. Chính điều này đã khiến người tiêu dùng rất khó quen với việc "xài chùa" phần mềm hệ điều hành. Trên thực tế, điều này là vi phạm pháp luật.
Năm 1991, liên minh châu Âu đã ra Chỉ thị phần mềm (91/259/EWG) để bảo vệ bản quyền của chương trình máy tính. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 cũng quy định khá rõ về việc bảo vệ bản quyền chương trình máy tính (điều 22) cũng như các hành vi xâm phạm quyền tác giả (điều 28).
Theo như luật định, bất cứ công ty máy tính nào bán máy mà tặng kèm phần mềm bị bẻ khóa tức là công ty đó đã vi phạm điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 và sẽ bị xử lý theo pháp luật. Người dùng nếu sử dụng phần mềm bẻ khóa bị công ty cung cấp phần mềm phát hiện thì có thể bị khởi kiện vì hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Do đó, người dùng Việt nên làm quen dần với việc sử dụng phần mềm có bản quyền để vừa không vi phạm luật pháp, vừa bảo đảm quyền lợi của mình.
Cam kết cung cấp phần mềm Microsoft có bản quyền
Trên website của mình, Microsoft công bố giá của hệ điều hành Windows là từ 44USD đến 384USD tùy loại. Tại Việt Nam, mức giá của Window XP professional là 2.672.000 đồng và của Windows Vista là 1.855.000 đồng.
Một liên minh gồm 94 công ty kinh doanh máy tính lớn tại Việt Nam trong đó có Trần Anh đã cùng tham gia vào chương trình “Microsoft Genuine Shop” cam kết tư vấn và cung cấp phần mềm Microsoft có bản quyền cho khách hàng để thúc đẩy việc chống vi phạm bản quyền cũng như tạo thói quen mới cho người tiêu dùng.
Ông Trần Đức Hoan, phụ trách siêu thị 1174 đường Láng cho biết: Trần Anh không thực hiện chính sách tặng phần mềm hệ điều hành kèm máy tính khi bán.
Thực hiện đúng theo Luật Bản quyền và cam kết Microsoft Genuine Shop, kĩ thuật viên của Trần Anh chỉ có thể cài hệ điều hành Windows dùng thử 31 ngày. Hết thời hạn này, khách hàng phải tải bản dùng thử 31 ngày khác trên mạng về cài đặt hoặc đặt mua một bản hệ điều hành có bản quyền về sử dụng. Điều này đã được tư vấn cho khách khi mua máy và thông báo rõ trên bảng thông báo đặt trong siêu thị.
Trên thực tế, laptop Toshiba satellite L300 khách hàng mua trong tháng 5/2009 được hưởng khuyến mại là quà tặng và phiếu mua hàng, không khuyến mại bất cứ phần mềm có bản quyền nào kèm theo.
Bức xúc… nhầm
Bạn đọc từ địa chỉ ptdung@.... com đã gửi thư về VietNamNet với nội dung:
“Ngày 2/5/2009, tôi có mua 1 máy tính xách tay Toshiba satellite L300 tại siêu thị 1174 Đường Láng - Hà Nội của Công ty Cổ phần thế giới số Trần Anh. Lúc mua tôi để ý thấy có dòng thông báo ở màn hình máy tính cho phép dùng thử Windows trong 31 ngày. Tôi có hỏi nhân viên bán hàng thì nhận được câu trả lời là không sao cả. Tin tưởng Trần Anh là một công ty lớn nên tôi không hỏi thêm gì.


Khách hàng không hiểu tại sao mua laptop chỉ được
cài bản Windows dùng thử 31 ngày. Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, sau 31 ngày sử dụng thì máy tính của tôi không cho đăng nhập vào Windows nữa và yêu cầu phải đăng ký bản quyền Windows. Tôi gọi điện đến phòng kĩ thuật của Công ty Trần Anh hỏi thì nhận được câu trả lời rất vô trách nhiệm của một nhân viên nam là: "Phải cài lại Windows, cứ hết 31 ngày lại cài lại Windows".
Tôi thực sự bức xúc vì cách giải thích của nhân viên này, chẳng lẽ tôi bỏ ra 12 triệu đồng để mua một cái máy tính về tập cài Windows?
Và tại sao khi tôi mua hàng Công ty Trần Anh không hề giải thích về việc cài Windows dùng thử cho tôi?”
Nên tập làm quen với phần mềm có bản quyền
Theo luật sư Trần Thị Hải Hà, Phó trưởng Ban Sở hữu trí tuệ Công ty Concetti, Công ty Trần Anh đã tuân thủ đúng Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005.

Người tiêu dùng Việt cần tập thói quen sử dụng máy tính
có bản quyền để bảo vệ lợi ích của chính mình. Ảnh minh họa: PV
Từ trước tới nay, người dùng Việt Nam có thói quen mua máy tính được miễn phí một bản Windows bị bẻ khóa hoặc đĩa cài dạng này với giá chỉ 10 ngàn đồng. Chính điều này đã khiến người tiêu dùng rất khó quen với việc "xài chùa" phần mềm hệ điều hành. Trên thực tế, điều này là vi phạm pháp luật.
Năm 1991, liên minh châu Âu đã ra Chỉ thị phần mềm (91/259/EWG) để bảo vệ bản quyền của chương trình máy tính. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 cũng quy định khá rõ về việc bảo vệ bản quyền chương trình máy tính (điều 22) cũng như các hành vi xâm phạm quyền tác giả (điều 28).
Theo như luật định, bất cứ công ty máy tính nào bán máy mà tặng kèm phần mềm bị bẻ khóa tức là công ty đó đã vi phạm điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 và sẽ bị xử lý theo pháp luật. Người dùng nếu sử dụng phần mềm bẻ khóa bị công ty cung cấp phần mềm phát hiện thì có thể bị khởi kiện vì hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Do đó, người dùng Việt nên làm quen dần với việc sử dụng phần mềm có bản quyền để vừa không vi phạm luật pháp, vừa bảo đảm quyền lợi của mình.
Cam kết cung cấp phần mềm Microsoft có bản quyền
Trên website của mình, Microsoft công bố giá của hệ điều hành Windows là từ 44USD đến 384USD tùy loại. Tại Việt Nam, mức giá của Window XP professional là 2.672.000 đồng và của Windows Vista là 1.855.000 đồng.
Một liên minh gồm 94 công ty kinh doanh máy tính lớn tại Việt Nam trong đó có Trần Anh đã cùng tham gia vào chương trình “Microsoft Genuine Shop” cam kết tư vấn và cung cấp phần mềm Microsoft có bản quyền cho khách hàng để thúc đẩy việc chống vi phạm bản quyền cũng như tạo thói quen mới cho người tiêu dùng.
Ông Trần Đức Hoan, phụ trách siêu thị 1174 đường Láng cho biết: Trần Anh không thực hiện chính sách tặng phần mềm hệ điều hành kèm máy tính khi bán.
Thực hiện đúng theo Luật Bản quyền và cam kết Microsoft Genuine Shop, kĩ thuật viên của Trần Anh chỉ có thể cài hệ điều hành Windows dùng thử 31 ngày. Hết thời hạn này, khách hàng phải tải bản dùng thử 31 ngày khác trên mạng về cài đặt hoặc đặt mua một bản hệ điều hành có bản quyền về sử dụng. Điều này đã được tư vấn cho khách khi mua máy và thông báo rõ trên bảng thông báo đặt trong siêu thị.
Trên thực tế, laptop Toshiba satellite L300 khách hàng mua trong tháng 5/2009 được hưởng khuyến mại là quà tặng và phiếu mua hàng, không khuyến mại bất cứ phần mềm có bản quyền nào kèm theo.
Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính
1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
(Trích Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005)
(Nguồn: vietnamnet)