Lam Sơn
Super Moderators
Xem ở đây từ "Gấu" được dùng khá nhiều:
http://www.handheld.com.vn/showthread.php?t=158021
Ở một bài khác lại có câu: "Năm nay là năm đầu tiên quả Panda nhà tớ sinh nhật xa nhà. Mặc dù thân hình đã sinh sôi nảy nở đến nỗi rất chi là màu mỡ và phì nhiêu - nhưng gấu mẹ không vì điều đó mà bận tâm, chỉ cần nghe đến chuyện ăn và được đi chơi là có thể sẵn sàng vác cả tấm thân bé nhỏ mà lăn theo để đú đởn... Nói chung về độ chơi của gấu thì khỏi phải nghĩ...quá kinh...
Ngày xưa người vợ hay dùng từ "Ông xã" để chỉ người chồng của mình, chuyện như sau:
"Xã" là một chức dịch "hạng bét" trong làng quê Việt Nam có từ rất lâu đời. Những người thực hiện chức dịch đó tùy theo nam, phụ, lão, ấu mà được gọi "anh xã, bác xã, cụ xã ... thậm chí "thằng xã". Vì là một chức danh nhỏ bé và gần gũi với người nông dân nên các bà vợ lúc đầu thường gọi đùa tếu đức lang quân của mình là "ông xã". Hãy so sánh cách các bà vợ của lý trưởng gọi chồng mình là "ông lý nhà tôi" chúng ta sẽ thấy chúng có cùng cấu trúc trên. Vì "chồng" là "ông xã" nên "vợ" của "ông xã" hiển nhiên là "bà xã". Cặp từ này xuất phát từ miền Bắc và trở nên phổ biến tận trong Nam từ sau khi "Lý Toét và Xã Xệ" xuất hiện trên mặt báo Hà Nội thời đó.
Nay gọi vợ là Gấu sao chẳng thấy ai gọi người chồng là "Ông Gấu"
Rất thắc mắc, xin các bạn cho biết 
http://www.handheld.com.vn/showthread.php?t=158021
Ở một bài khác lại có câu: "Năm nay là năm đầu tiên quả Panda nhà tớ sinh nhật xa nhà. Mặc dù thân hình đã sinh sôi nảy nở đến nỗi rất chi là màu mỡ và phì nhiêu - nhưng gấu mẹ không vì điều đó mà bận tâm, chỉ cần nghe đến chuyện ăn và được đi chơi là có thể sẵn sàng vác cả tấm thân bé nhỏ mà lăn theo để đú đởn... Nói chung về độ chơi của gấu thì khỏi phải nghĩ...quá kinh...
Ngày xưa người vợ hay dùng từ "Ông xã" để chỉ người chồng của mình, chuyện như sau:
"Xã" là một chức dịch "hạng bét" trong làng quê Việt Nam có từ rất lâu đời. Những người thực hiện chức dịch đó tùy theo nam, phụ, lão, ấu mà được gọi "anh xã, bác xã, cụ xã ... thậm chí "thằng xã". Vì là một chức danh nhỏ bé và gần gũi với người nông dân nên các bà vợ lúc đầu thường gọi đùa tếu đức lang quân của mình là "ông xã". Hãy so sánh cách các bà vợ của lý trưởng gọi chồng mình là "ông lý nhà tôi" chúng ta sẽ thấy chúng có cùng cấu trúc trên. Vì "chồng" là "ông xã" nên "vợ" của "ông xã" hiển nhiên là "bà xã". Cặp từ này xuất phát từ miền Bắc và trở nên phổ biến tận trong Nam từ sau khi "Lý Toét và Xã Xệ" xuất hiện trên mặt báo Hà Nội thời đó.
Nay gọi vợ là Gấu sao chẳng thấy ai gọi người chồng là "Ông Gấu"