thanhvuongt
NHẬP HỘI
Nhắc đến Tam Quốc Diễn Nghĩa - chắc chắn nhiều bạn sẽ nhớ ngay đến sự kiện kết nghĩa vườn đào của 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi. Là một trong Tứ đại danh tác của nền văn học Trung Quốc, Tam quốc diễn nghĩa nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14, kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (190–280) với 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư.
Trong bài viết hôm nay, mình muốn chia sẻ đến bạn 3 bài học ý nghĩa nhất từ tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa mà bản thân chiêm nghiệm được và áp dụng vào thực tiễn. Nếu thấy hay hãy tìm đọc ngay quyển sách hay nên đọc này nhé!
1. Bài học đối nhân xử thế từ Trương Phi
Trương Phi là một danh tướng thuộc tập đoàn chính trị Thục Hán và cũng là viên hổ tướng tiếng tăm dưới trướng Lưu Bị. Mặc dù có lợi thế về sức khỏe hơn người và võ lực xuất chúng, thế nhưng vị tướng họ Trương này lại có một nhược điểm chí mạng: Đó chính là sự nóng nảy, lỗ mãng.
Chính nét tính cách trên đã biến ông trở thành một cấp trên nghiêm khắc và độc tài tháI dẫn tới sự ghét bỏ của cấp dưới. Sau cùng Trương Phi đã bị thủ hạ cắt thủ cấp xin hàng quân Ngô.
Qua đây, nhìn vào chốn công sở, chúng ta có thể thấy rằng những người cấp trên đôi khi không nên quá nghiêm khắc và chi li quá nhiều. Dẫn tới cấp dưới không nể trọng và cảm thấy bất mãn trong quá trình làm việc.
2. Chọn bạn đồng hành
Sở dĩ 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi tiến xa được như vậy là vì có chung chí hướng, ngay từ khi bắt đầu họ đã tìm thấy người có cùng mục tiêu và lý tưởng sống.
Để tránh hối hận về sau, hãy lựa chọn bạn đồng hành thật kỹ lưỡng trước khi bắt đầu.
3. Bài học từ Lữ Bố
Lữ Bố vì Điêu Thuyền mà giết hại Đổng Trác, cha nuôi của mình. Làm hỏng đại nghiệp qua đó nhận lấy sự chê bai, khinh bỉ của người đời, và cuối cùng dẫn tới hỏng việc lớn, thân bại danh liệt và chết trong tay của Tào Tháo.
Hy vọng với những bài học ở trên đã giúp bạn có những cái nhìn và cách tiếp cận vấn đề mới khi đọc tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa nhé. Trong bài viết tới mình sẽ tóm tắt ngắn gọn về tác phẩm này.
Xem tiếp: Tiểu thuyết hay 2021
Trong bài viết hôm nay, mình muốn chia sẻ đến bạn 3 bài học ý nghĩa nhất từ tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa mà bản thân chiêm nghiệm được và áp dụng vào thực tiễn. Nếu thấy hay hãy tìm đọc ngay quyển sách hay nên đọc này nhé!
1. Bài học đối nhân xử thế từ Trương Phi
Trương Phi là một danh tướng thuộc tập đoàn chính trị Thục Hán và cũng là viên hổ tướng tiếng tăm dưới trướng Lưu Bị. Mặc dù có lợi thế về sức khỏe hơn người và võ lực xuất chúng, thế nhưng vị tướng họ Trương này lại có một nhược điểm chí mạng: Đó chính là sự nóng nảy, lỗ mãng.
Chính nét tính cách trên đã biến ông trở thành một cấp trên nghiêm khắc và độc tài tháI dẫn tới sự ghét bỏ của cấp dưới. Sau cùng Trương Phi đã bị thủ hạ cắt thủ cấp xin hàng quân Ngô.
Qua đây, nhìn vào chốn công sở, chúng ta có thể thấy rằng những người cấp trên đôi khi không nên quá nghiêm khắc và chi li quá nhiều. Dẫn tới cấp dưới không nể trọng và cảm thấy bất mãn trong quá trình làm việc.

2. Chọn bạn đồng hành
Sở dĩ 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi tiến xa được như vậy là vì có chung chí hướng, ngay từ khi bắt đầu họ đã tìm thấy người có cùng mục tiêu và lý tưởng sống.
Để tránh hối hận về sau, hãy lựa chọn bạn đồng hành thật kỹ lưỡng trước khi bắt đầu.
3. Bài học từ Lữ Bố
Lữ Bố vì Điêu Thuyền mà giết hại Đổng Trác, cha nuôi của mình. Làm hỏng đại nghiệp qua đó nhận lấy sự chê bai, khinh bỉ của người đời, và cuối cùng dẫn tới hỏng việc lớn, thân bại danh liệt và chết trong tay của Tào Tháo.
Hy vọng với những bài học ở trên đã giúp bạn có những cái nhìn và cách tiếp cận vấn đề mới khi đọc tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa nhé. Trong bài viết tới mình sẽ tóm tắt ngắn gọn về tác phẩm này.
Xem tiếp: Tiểu thuyết hay 2021