HoloLens có thể coi là một sản phẩm quan trọng và nó rất được Microsoft đầu tư về nhiều mặt. Nó là kết quả của Microsoft trong việc thay đổi tầm nhìn về công nghệ tương lai. Thiết bị này đã trải qua 3 năm phát triển và có tin đồn rằng nó sẽ chính thức ra mắt người dùng toàn cầu vào năm 2017, nó là một phần của chiến thuật One Windows mà Microsoft đang áp dụng triệt để trên nhiều sản phẩm của mình.
Dưới đây là các thông tin về HoloLens mà chúng ta đã có được cho tới giờ phút này:
Microsoft mô tả đứa con cưng HoloLens của mình như sau: HoloLens là một chiếc máy tính chạy Windows 10 dưới dạng hình ảnh ba chiều. Thiết bị đeo trên đầu này khác với các sản phẩm cùng loại trên thị trường vì những gì hiện ra trước mắt người dùng sẽ không chỉ đơn thuần được hiển thị ở trạng thái tĩnh, chúng có thể được tương tác qua lại nhằm mang lại một trải nghiệm hoàn toàn mới. Chúng ta đã được xem một đoạn video “bắn bọ” trên sân khấu mà Microsoft vừa trình diễn cách đây ít lâu, đó chính là tính năng của HoloLens.
Đối với thị trường doanh nghiệp thì HoloLens là…
Trong sự kiện về SurfaceBook vừa qua, Microsoft cũng đã nói rằng khi ra mắt HoloLens thì một trong những đối tượng khác hàng chính của hãng sẽ là các doanh nghiệp chuyên thiết kế đồ họa hoặc các công ty kiến trúc, xây dựng. Viễn cảnh mà Microsoft vẽ ra là như thế này: nếu cả văn phòng cùng đeo HoloLens lên đầu thì mọi người sẽ cảm nhận được “độ chân thực” như nhau. Điều này là một bước tiến vĩ đại trong làng công nghệ thế giới.
Ngoài việc thiết kế và xây dựng ra thì ứng dụng của HoloLens cũng rất rộng. Ví dụ như các trường đại học có thể cho sinh viên y khoa mang HoloLens lên đầu để hiểu sâu hơn các bài học về y dược của mình, các sinh viên cũng có thể tham gia các cuộc phẫu thuật ảo để học hỏi kinh nghiệm. HoloLens sẽ có thể tạo ra các bối cảnh cần thiết để phục vụ cho bài học của sinh viên.
Vì HoloLens sử dụng các ứng dụng universal của Windows 10 nên chi phí được cắt giảm đáng kể. Các nhà phát triển ứng dụng chỉ cần tạo ra một phiên bản duy nhất và nó có thể chạy trên tất cả các loại thiết bị khác nhau.
Và chỉ có thị trường doanh nghiệp không thôi thì cũng chẳng thế nào đáp ứng được nhu cầu của Microsoft, họ cần phải tới với thị trường tiêu dùng phổ thông.
Với thị trường tiêu dùng phổ thông thì HoloLens sẽ là…
Các ứng dụng phổ thông cho HoloLens sẽ còn vượt xa các ứng dụng doanh nghiệp trong tương lai. HoloLens sẽ cho phép người dùng sử dụng các ứng dụng Windows theo thời gian thực, bất cứ khi nào họ muốn.
Và chúng ta sẽ không ngừng hi vọng khi công nghệ đang vươn mình phát triển mạnh mẽ theo từng ngày. Các ông các bà có thể ngồi ở nhà, đeo HoloLens lên đầu và theo dõi tình hình sức khỏe của đứa cháu yêu đang ở trong bệnh viện cách đó vài ba cây số; những người đang sống trong các ngôi nhà chật hẹp thì có thể đưa mình đến những không gian rộng lớn như biển cả bao la hoặc những thảm cỏ xanh trải dài tới tận chân trời, v.v…
Về mặt thiết kế
HoloLens được thiết kế để có thể vừa vặn với nhiều kích cỡ, nhiều gương mặt khác nhau.
Thiết bị này được chia ra làm 4 phần: dây buộc đầu (nó sẽ buộc xung quanh đầu của người dùng), một bộ cảm biến lưu trữ thông tin về môi trường xung quanh người dùng, hai bộ lens hiển thị hình ảnh 3 chiều, cuối cùng là bộ xử lí hình ảnh 3 chiều (HPU – Holographic Processing Unit). Đi kèm với 4 phần này là những viên pin và hai bộ loa được tích hợp bên trong.
Trong thời điểm này thì HoloLens vẫn còn khá to, hi vọng rằng khi chính thức ra mắt thì nó sẽ nhỏ nhắn hơn một chút.
Đặc tính kĩ thuật của HoloLens
Microsoft vẫn giữ kín thông tin về phần cứng của HoloLens, hãng chỉ công bố về HPU mà thôi. Có thể phần cứng của HoloLens sẽ rất mạnh mẽ nên Microsoft đang đầu tư một cách kĩ lưỡng. Việc trải nghiệm hiệu năng của một chiếc Desktop PC trên một thiết bị đeo trên đầu như HoloLens cũng không thể là bất khả thi, chỉ là cần có thêm nhiều thời gian để đầu tư và phát triển.
Một trong các game mà Microsoft đã demo là Minecraft, yêu cầu cấu hình của nó như sau: Intel Core i3 CPU, 4GB RAM, 1GB ổ cứng. HoloLens đã xử lí game rất mượt mà nên chúng ta có thể hi vọng là phần cứng của nó “không phải dạng vừa đâu”.
Các ứng dụng của HoloLens
Hiện tại thì chúng ta có các ứng dụng sau đây:
Vẫn chưa có thông tin cụ thể và chính thức về hai điều trên, chúng ta sẽ cần phải chờ đợi thêm một thời gian nữa.

Dưới đây là các thông tin về HoloLens mà chúng ta đã có được cho tới giờ phút này:
- HoloLens sẽ có giá 3000$ cho phiên bản developer. Phiên bản thương mại sẽ có giá rẻ hơn đôi chút.
- Vẫn chưa có thời hạn ra mắt đối với phiên bản thương mại. Có tin đồn rằng nó sẽ ra mắt vào đầu năm 2017.
- Nó sử dụng nền tảng Windows Holographic, nền tảng này dựa trên Windows 10.
- Mục đích sử dụng HoloLens sẽ rất đa dạng kể cả ở thị trường người dùng phổ thông và các nhà phát triển ứng dụng.
- Microsoft đã mô tả nó là một “dự án 5 năm”: phiên bản đầu tiên này chỉ là khởi đầu của mọi thứ mà thôi.
Microsoft mô tả đứa con cưng HoloLens của mình như sau: HoloLens là một chiếc máy tính chạy Windows 10 dưới dạng hình ảnh ba chiều. Thiết bị đeo trên đầu này khác với các sản phẩm cùng loại trên thị trường vì những gì hiện ra trước mắt người dùng sẽ không chỉ đơn thuần được hiển thị ở trạng thái tĩnh, chúng có thể được tương tác qua lại nhằm mang lại một trải nghiệm hoàn toàn mới. Chúng ta đã được xem một đoạn video “bắn bọ” trên sân khấu mà Microsoft vừa trình diễn cách đây ít lâu, đó chính là tính năng của HoloLens.
Đối với thị trường doanh nghiệp thì HoloLens là…

Trong sự kiện về SurfaceBook vừa qua, Microsoft cũng đã nói rằng khi ra mắt HoloLens thì một trong những đối tượng khác hàng chính của hãng sẽ là các doanh nghiệp chuyên thiết kế đồ họa hoặc các công ty kiến trúc, xây dựng. Viễn cảnh mà Microsoft vẽ ra là như thế này: nếu cả văn phòng cùng đeo HoloLens lên đầu thì mọi người sẽ cảm nhận được “độ chân thực” như nhau. Điều này là một bước tiến vĩ đại trong làng công nghệ thế giới.
Ngoài việc thiết kế và xây dựng ra thì ứng dụng của HoloLens cũng rất rộng. Ví dụ như các trường đại học có thể cho sinh viên y khoa mang HoloLens lên đầu để hiểu sâu hơn các bài học về y dược của mình, các sinh viên cũng có thể tham gia các cuộc phẫu thuật ảo để học hỏi kinh nghiệm. HoloLens sẽ có thể tạo ra các bối cảnh cần thiết để phục vụ cho bài học của sinh viên.
Vì HoloLens sử dụng các ứng dụng universal của Windows 10 nên chi phí được cắt giảm đáng kể. Các nhà phát triển ứng dụng chỉ cần tạo ra một phiên bản duy nhất và nó có thể chạy trên tất cả các loại thiết bị khác nhau.
Và chỉ có thị trường doanh nghiệp không thôi thì cũng chẳng thế nào đáp ứng được nhu cầu của Microsoft, họ cần phải tới với thị trường tiêu dùng phổ thông.
Với thị trường tiêu dùng phổ thông thì HoloLens sẽ là…
Các ứng dụng phổ thông cho HoloLens sẽ còn vượt xa các ứng dụng doanh nghiệp trong tương lai. HoloLens sẽ cho phép người dùng sử dụng các ứng dụng Windows theo thời gian thực, bất cứ khi nào họ muốn.
Và chúng ta sẽ không ngừng hi vọng khi công nghệ đang vươn mình phát triển mạnh mẽ theo từng ngày. Các ông các bà có thể ngồi ở nhà, đeo HoloLens lên đầu và theo dõi tình hình sức khỏe của đứa cháu yêu đang ở trong bệnh viện cách đó vài ba cây số; những người đang sống trong các ngôi nhà chật hẹp thì có thể đưa mình đến những không gian rộng lớn như biển cả bao la hoặc những thảm cỏ xanh trải dài tới tận chân trời, v.v…
Về mặt thiết kế
HoloLens được thiết kế để có thể vừa vặn với nhiều kích cỡ, nhiều gương mặt khác nhau.
Thiết bị này được chia ra làm 4 phần: dây buộc đầu (nó sẽ buộc xung quanh đầu của người dùng), một bộ cảm biến lưu trữ thông tin về môi trường xung quanh người dùng, hai bộ lens hiển thị hình ảnh 3 chiều, cuối cùng là bộ xử lí hình ảnh 3 chiều (HPU – Holographic Processing Unit). Đi kèm với 4 phần này là những viên pin và hai bộ loa được tích hợp bên trong.
Trong thời điểm này thì HoloLens vẫn còn khá to, hi vọng rằng khi chính thức ra mắt thì nó sẽ nhỏ nhắn hơn một chút.
Đặc tính kĩ thuật của HoloLens
Microsoft vẫn giữ kín thông tin về phần cứng của HoloLens, hãng chỉ công bố về HPU mà thôi. Có thể phần cứng của HoloLens sẽ rất mạnh mẽ nên Microsoft đang đầu tư một cách kĩ lưỡng. Việc trải nghiệm hiệu năng của một chiếc Desktop PC trên một thiết bị đeo trên đầu như HoloLens cũng không thể là bất khả thi, chỉ là cần có thêm nhiều thời gian để đầu tư và phát triển.
Một trong các game mà Microsoft đã demo là Minecraft, yêu cầu cấu hình của nó như sau: Intel Core i3 CPU, 4GB RAM, 1GB ổ cứng. HoloLens đã xử lí game rất mượt mà nên chúng ta có thể hi vọng là phần cứng của nó “không phải dạng vừa đâu”.
Các ứng dụng của HoloLens
Hiện tại thì chúng ta có các ứng dụng sau đây:
- HoloStudio: một ứng dụng thiết kế 3D và chúng ta có thể sử dụng máy in 3D.
- Minecraft: trò chơi xây dựng rất nổi tiếng.
- Project X-Ray: trò chơi bắn bọ mà Microsoft đã trình diễn trên sân khấu vào ngày 6 tháng 10 vừa qua.
- Skype: ứng dụng chat bằng text và video rất phổ biến.
- OnSight và Sidekick: ứng dụng này được NASA phát triển để phục vụ cho việc khám phá vũ trụ.
- Autodesk: ứng dụng thiết kế film, video game và các hiệu ứng hình ảnh.
Vẫn chưa có thông tin cụ thể và chính thức về hai điều trên, chúng ta sẽ cần phải chờ đợi thêm một thời gian nữa.
Hạ Thiên
(BusinessInsider)
(BusinessInsider)