Lam Sơn
Super Moderators
Hôm trước offline có vài anh em lúc vui có nói chuyện với nhau: Thế nào mới được xem là thần đồng? Nay có bài viết bổ sung thêm ý:
Các bạn đã từng nghe kể những câu chuyện về thần đồng? Thần đồng là chỉ những em bé có kỹ năng trí lực nào đó đặc biệt xuất chúng. Thật ra, thần đồng cũng là người. Hiểu được chuyện thần đồng, chúng ta sẽ có cái nhìn khoa học, không mê tín một cách mù quáng.
Bằng kỹ thuật quét ảnh não, nhà tâm lý học Mỹ Michael O’Boyle đã chứng minh rằng não bộ thần đồng có nhiều điểm khác biệt so với trẻ bình thường. O’Boyle cho biết hoạt động trao đổi chất bên bán cầu não phải của thần đồng cao gấp 7 lần so với trẻ bình thường. Cần biết rằng bán cầu não phải là nơi tập trung tế bào thần kinh liên quan tư duy và nhận thức, đặc biệt kỹ năng toán học và âm nhạc.
Nói cách khác, thần đồng là trẻ có mức tập trung cực mạnh khi chúng thực hiện thao tác “mở - đóng” mạch trong não và dành hết “hiệu suất tư duy” cho việc đang làm. Não bộ (lý tính) của thần đồng hoàn toàn không giống não bộ trẻ bình thường.
Tuy nhiên, tại sao tài năng của các thần đồng khác nhau còn là một bí ẩn. Vì lý do gì thần đồng âm nhạc lại không giỏi làm toán hay thần đồng toán học lại không bao giờ gõ ra hồn một giai điệu dương cầm? Cần nhấn mạnh, thần đồng không có nghĩa có trí thông minh siêu việt.
Trong vài trường hợp, chỉ số thông minh của thần đồng không cao hơn trẻ bình thường và thậm chí óc sáng tạo (trong hoạt động vui chơi, tinh nghịch) của thần đồng còn kém hơn…
Một trong những bí ẩn nữa liên quan hiện tượng thần đồng là tại sao có không ít trường hợp “hoa thần đồng” sớm tàn héo chỉ sau vài năm, trước khi trẻ kịp đến tuổi trưởng thành? Điều gì khiến chúng không tiếp tục linh hoạt và nhanh nhạy? Bởi môi trường không thuận lợi? Bởi không được gia đình đầu tư?
Vấn đề giáo dục sớm không quyết định cuộc đời một con người, cho dù người đó là thần đồng, nếu như thiếu nỗ lực sau này, cuối cùng rồi cũng như bông hoa sớm nở tối tàn, chẳng làm nên công trạng gì.
Mặt khác phải thấy rằng, không phải chỉ các thần đồng mới trở nên con người kiệt xuất. Các nhà khoa học đã thống kê hơn 100 nhân vật lỗi lạc trong lịch sử thì thấy rằng chỉ khoảng 5% lúc nhỏ đặc biệt xuất chúng, còn 95% thì rất bình thường, nhờ kiên trì phấn đấu trong nhiều năm mà trở nên lỗi lạc, như Newton, Einstein chẳng hạn.
Đương nhiên không phải đứa trẻ nào cũng có thể là thần đồng, nhưng chúng ta tin rằng, chỉ cần phát triển tài trí thông minh sẵn có, nổ lực kiên trì, hoàn toàn có thể đạt được những thành tựu ngang bằng, thậm chí vượt mức thần đồng.
Các bạn đã từng nghe kể những câu chuyện về thần đồng? Thần đồng là chỉ những em bé có kỹ năng trí lực nào đó đặc biệt xuất chúng. Thật ra, thần đồng cũng là người. Hiểu được chuyện thần đồng, chúng ta sẽ có cái nhìn khoa học, không mê tín một cách mù quáng.
Bằng kỹ thuật quét ảnh não, nhà tâm lý học Mỹ Michael O’Boyle đã chứng minh rằng não bộ thần đồng có nhiều điểm khác biệt so với trẻ bình thường. O’Boyle cho biết hoạt động trao đổi chất bên bán cầu não phải của thần đồng cao gấp 7 lần so với trẻ bình thường. Cần biết rằng bán cầu não phải là nơi tập trung tế bào thần kinh liên quan tư duy và nhận thức, đặc biệt kỹ năng toán học và âm nhạc.
Nói cách khác, thần đồng là trẻ có mức tập trung cực mạnh khi chúng thực hiện thao tác “mở - đóng” mạch trong não và dành hết “hiệu suất tư duy” cho việc đang làm. Não bộ (lý tính) của thần đồng hoàn toàn không giống não bộ trẻ bình thường.
Tuy nhiên, tại sao tài năng của các thần đồng khác nhau còn là một bí ẩn. Vì lý do gì thần đồng âm nhạc lại không giỏi làm toán hay thần đồng toán học lại không bao giờ gõ ra hồn một giai điệu dương cầm? Cần nhấn mạnh, thần đồng không có nghĩa có trí thông minh siêu việt.
Trong vài trường hợp, chỉ số thông minh của thần đồng không cao hơn trẻ bình thường và thậm chí óc sáng tạo (trong hoạt động vui chơi, tinh nghịch) của thần đồng còn kém hơn…
Một trong những bí ẩn nữa liên quan hiện tượng thần đồng là tại sao có không ít trường hợp “hoa thần đồng” sớm tàn héo chỉ sau vài năm, trước khi trẻ kịp đến tuổi trưởng thành? Điều gì khiến chúng không tiếp tục linh hoạt và nhanh nhạy? Bởi môi trường không thuận lợi? Bởi không được gia đình đầu tư?
Vấn đề giáo dục sớm không quyết định cuộc đời một con người, cho dù người đó là thần đồng, nếu như thiếu nỗ lực sau này, cuối cùng rồi cũng như bông hoa sớm nở tối tàn, chẳng làm nên công trạng gì.
Mặt khác phải thấy rằng, không phải chỉ các thần đồng mới trở nên con người kiệt xuất. Các nhà khoa học đã thống kê hơn 100 nhân vật lỗi lạc trong lịch sử thì thấy rằng chỉ khoảng 5% lúc nhỏ đặc biệt xuất chúng, còn 95% thì rất bình thường, nhờ kiên trì phấn đấu trong nhiều năm mà trở nên lỗi lạc, như Newton, Einstein chẳng hạn.
Đương nhiên không phải đứa trẻ nào cũng có thể là thần đồng, nhưng chúng ta tin rằng, chỉ cần phát triển tài trí thông minh sẵn có, nổ lực kiên trì, hoàn toàn có thể đạt được những thành tựu ngang bằng, thậm chí vượt mức thần đồng.
Tổng hợp: Khánh Hòa (Hieuhoc.com)