Tiết canh lợn: Mời các Bác vào xem trước khi "sử dụng"

Các thớt khác của Diễm Quỳnh

Hassler

Mót lười
Staff member
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
em nhìn cảnh chọc tiết lợn này cũng nhiều rồi
hồi trước lần nào về quê mà chẳng có màn ngả lợn hay ngả bò
thành ra nhìn thế này cũng thường thôi ạ, coi như là hóa kiếp cho nó ấy mà
 

Dzungscor

No. 46058
Staff member
GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
......

Khuyến cáo nghiêm cấm sử dụng tiết canh tại vùng có dịch và ngoại biên của nó,
trong giai đoạn dịch bệnh cúm gia cầm và dịch lợn tai xanh đang hoành hành.
[URL=http://img269.imageshack.us/my.php?image=diemquynh.jpg]
[/URL]

Nhìn cái này thì không muốn ăn là phải, tiết cảnh gì mà như phơi nắng 3 ngày rồi ấy :))
 

presario2000

_IPOD Chick™_
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
em nhìn cảnh chọc tiết lợn này cũng nhiều rồi
hồi trước lần nào về quê mà chẳng có màn ngả lợn hay ngả bò
thành ra nhìn thế này cũng thường thôi ạ, coi như là hóa kiếp cho nó ấy mà
Ở quê thì kiểu gì cũng rửa dao, rửa gia súc, rửa cái chậu (cái bát) đựng tiết, muối dùng cũng còn được gọi là sạch sẽ :D

Còn ở lò mổ thì khác nhiều nhiều nhiều lắm em ơi.... ~X(

Tiết canh thì có lần em đã cảnh báo không nên xơi ùi, nhất là thời điểm từ đầu năm 2004 trở lại đây... dịch dã trên gia súc, gia cầm xảy ra liên miên, mà lại toàn loại bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới con người :-?

Nói thêm chút xíu: Virus cúm H1N1 cực kỳ nguy hiểm các bác à, mặc dù hiện nay vẫn nói là trong tầm kiểm soát nhưng thực tế thì như các bác thấy đó, hàng ngày vẫn có người nhiễm mới, vẫn có những ca tử vong dù được đưa tới bệnh viện, vẫn có nước công bố phát hiện trường hợp nhiễm bệnh và hơn thế nữa ở những nước như nước ta, mọi điều kiện phát hiện và kiểm soát bệnh dịch còn cực kỳ hạn chế thì việc chúng ta tự phòng chống bệnh là biện phát hữu dụng nhất, khả thi nhất và khôn ngoan nhất :-S
 

ngocnguyenhung

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Ở quê thì kiểu gì cũng rửa dao, rửa gia súc, rửa cái chậu (cái bát) đựng tiết, muối dùng cũng còn được gọi là sạch sẽ :D

Còn ở lò mổ thì khác nhiều nhiều nhiều lắm em ơi.... ~X(

Tiết canh thì có lần em đã cảnh báo không nên xơi ùi, nhất là thời điểm từ đầu năm 2004 trở lại đây... dịch dã trên gia súc, gia cầm xảy ra liên miên, mà lại toàn loại bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới con người :-?

Nói thêm chút xíu: Virus cúm H1N1 cực kỳ nguy hiểm các bác à, mặc dù hiện nay vẫn nói là trong tầm kiểm soát nhưng thực tế thì như các bác thấy đó, hàng ngày vẫn có người nhiễm mới, vẫn có những ca tử vong dù được đưa tới bệnh viện, vẫn có nước công bố phát hiện trường hợp nhiễm bệnh và hơn thế nữa ở những nước như nước ta, mọi điều kiện phát hiện và kiểm soát bệnh dịch còn cực kỳ hạn chế thì việc chúng ta tự phòng chống bệnh là biện phát hữu dụng nhất, khả thi nhất và khôn ngoan nhất :-S

HEHE. H1N1 còn lây từ người qua người nữa chứ. nguy hiểm hơn cả H5N1.
 

hp_mylove

Как закалялась сталь
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Ở quê thì kiểu gì cũng rửa dao, rửa gia súc, rửa cái chậu (cái bát) đựng tiết, muối dùng cũng còn được gọi là sạch sẽ :D

Còn ở lò mổ thì khác nhiều nhiều nhiều lắm em ơi.... ~X(

Tiết canh thì có lần em đã cảnh báo không nên xơi ùi, nhất là thời điểm từ đầu năm 2004 trở lại đây... dịch dã trên gia súc, gia cầm xảy ra liên miên, mà lại toàn loại bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới con người :-?

Nói thêm chút xíu: Virus cúm H1N1 cực kỳ nguy hiểm các bác à, mặc dù hiện nay vẫn nói là trong tầm kiểm soát nhưng thực tế thì như các bác thấy đó, hàng ngày vẫn có người nhiễm mới, vẫn có những ca tử vong dù được đưa tới bệnh viện, vẫn có nước công bố phát hiện trường hợp nhiễm bệnh và hơn thế nữa ở những nước như nước ta, mọi điều kiện phát hiện và kiểm soát bệnh dịch còn cực kỳ hạn chế thì việc chúng ta tự phòng chống bệnh là biện phát hữu dụng nhất, khả thi nhất và khôn ngoan nhất :-S

Để các lò mổ lậu giết mổ tùm lum,mất vệ sinh và gây ra dịch bệnh là tội chủ yếu của mấy ông bên thú y quốc giá:)).
 

trau-nuoc

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Khuyến cáo nghiêm cấm sử dụng tiết canh tại vùng có dịch và ngoại biên của nó,
trong giai đoạn dịch bệnh cúm gia cầm và dịch lợn tai xanh đang hoành hành.
[URL=http://img269.imageshack.us/my.php?image=diemquynh.jpg]
[/URL]

Cám ơn chủ topic có bài phóng sự hay. Tuy nhiên, để cái hình đĩa tiết canh này để làm áp phích tuyên truyền chống tiết canh thì e phản tác dụng vì sẽ bị lý sự là, ví dụ: "Cái đĩa tiết canh này hư rồi! Chống là phải. Chỗ tôi thường ăn ngon lắm mà!" :))
 

daoquanghai

GÂY DỰNG
Cám ơn chủ topic có bài phóng sự hay. Tuy nhiên, để cái hình đĩa tiết canh này để làm áp phích tuyên truyền chống tiết canh thì e phản tác dụng vì sẽ bị lý sự là, ví dụ: "Cái đĩa tiết canh này hư rồi! Chống là phải. Chỗ tôi thường ăn ngon lắm mà!" :))
Ha ha kết quả là 80% vẫn ăn tiết canh bình thường :)):)):))
 

Hassler

Mót lười
Staff member
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
đã có 3/ >80.000.000 người Việt Nam nhiễm H1N1

các bác ở HCMC cẩn thận nhé :), có muốn ăn tiết canh thì đừng ra quán ăn, tốt nhất là mua về nhà mà ăn :D
 

Sup

Yêu nước vừa đủ
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
Cơ quan tớ có mấy ông lái xe bợm nhậu mới phải nghỉ vì bị Sán não, toàn rượu với tiết canh, sán nó chui lên não rồi nằm chết ở đó. Thỉnh thoảng giở giời lại đơ đơ động kinh. Đấy là còn chưa tính đến Sán ở người nữa. :(

Nói chung là tớ ko ăn, thế thôi. Giữ gìn sức khỏe chăm vợ con và phụng dưỡng các cụ, có sức để thỉnh thoảng còn chiến đấu với anh em nữa chứ. :)
 

Diễm Quỳnh

GẮN KẾT
Nghe tới "Sán não" mới kinh chứ #:-S#:-S



Người ăn tiết canh, sán "ăn" não

Bệnh nhiễm sán lợn là một trong những loại bệnh do ký sinh trùng tấn công qua đường ăn uống đáng báo động nhất hiện nay. Đáng cảnh báo là những người mắc bệnh này đều có tiền sử ăn tiết canh lợn, nem chua và nem chạo.

Sán lợn làm tổ trong não người


Ông Nguyễn Đình Liên, 68 tuổi ở Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An đang được điều trị ở Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng T.Ư cho biết, ông bị “đổ bệnh” cách đây khoảng 2 năm.

Triệu chứng đầu tiên xuất hiện vào một ngày ông đi làm, nhưng không nhớ đường về. Nhà ông ở phía Bắc TP Vinh nhưng ông lại đạp xe về hướng Nam. Đi được một đoạn, ông Liên bị động kinh, co giật ngã xuống cầu Thông (Bến Thủy). Được bà con dân phố dìu vào nhà cho uống nước, nằm nghỉ ngơi một lúc, ông mới tỉnh lại và nhớ ra số điện thoại nhà mình.

Người nhà đưa ông Liên đến Bệnh viện Giao thông 4 (Nghệ An). Sau khi truyền nước thấy ông khỏe mạnh và tỉnh táo như ngày thường nên bác sĩ đã cho ông ra viện. Nhưng khoảng 2- 3 tháng sau, triệu chứng đau đầu và động kinh, co giật quay trở lại. Nghĩ mình bị tai biến về não, ông Liên đến Bệnh viện Ba Lan (Nghệ An) để điện não đồ. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán não của ông Liên bị tai biến do xuất hiện một sợi dây lạ.

Ông Liên đi chụp cắt lớp não mới phát hiện một tổ kén sán trong não. Ông được chuyển đến Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng T.Ư. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành chụp CT và kết luận ông Liên bị nhiễm sán lợn lên não. Sau khi điều trị, số nang sán trong não đã giảm. Tiêu diệt hết số nang sán đang sống “ký sinh” trong người ông thì chứng động kinh lúc đó mới hết.

Cùng một triệu chứng giống ông Liên, anh Bi Văn Xe, 52 tuổi ở Nghi Xuân, Thanh Hóa cũng bị sán lên não gây động kinh, co giật. Khắp cơ thể anh Xe còn xuất hiện những nốt u cứng, tròn như hạt ngô nằm dưới da. Những nốt u này nhìn kỹ mới thấy, lấy tay ấn nhẹ thì nó trượt đi trượt lại phía dưới da. Anh Xe cho biết, anh có thói quen uống rượu và ăn tiết canh lợn.

Cẩn trọng với những món khoái khẩu

BS Nguyễn Nhật Lệ, Phó Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương cho biết, bệnh nhân bị động kinh, co giật là do sán chèn lên não, làm tổn thương vùng não.

Bệnh nhiễm sán lợn là một trong những loại bệnh do ký sinh trùng tấn công qua đường ăn uống đáng báo động nhất hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay chưa mấy ai quan tâm và cảnh giác với dạng bệnh này. Bệnh nhân chỉ tìm đến bệnh viện khi tình trạng bệnh đã nhiễm nặng, dẫn đến những triệu chứng như động kinh, co giật hoặc nổi u dưới da.

Sán lợn là một dạng ký sinh trùng trên cơ thể lợn. Do quá trình ăn uống, dạng ký sinh trùng này đã chuyển từ lợn sang “ký sinh” ở người. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn những loại thực phẩm từ thịt lợn bị nhiễm sán chưa được nấu chín.

Sán lợn sang người sẽ di chuyển khắp nơi trong cơ thể, nhưng “vùng đất” lý tưởng nhất của nó là não và vùng dưới da. Sán lợn lên não sẽ chèn ép não gây nên những tổn thương vùng não dẫn đến hiện tượng giảm trí nhớ, mất trí nhớ, đau đầu và động kinh co giật.

Khi ký sinh dưới da, nó sẽ hút chất dinh dưỡng tại đây, bệnh nhân có thể bị giảm thị lực hoặc liệt chân, tay. Sán lợn có thể chui qua da. Cách đây không lâu, một con sán dài khoảng 3cm đã chui qua da đầu gối của một bệnh nhân nam.

ThS Đoàn Hạnh Nguyên, Trưởng Khoa Khám bệnh Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng T.Ư cho biết, hiện nay trung bình mỗi năm có khoảng 350 lượt bệnh nhân bị nhiễm sán được điều trị tại Viện, trong đó 100 lượt bệnh nhân mới.

Theo Lâm Vũ
Gia đình
 

Bài viết cần bạn xem thêm

8B324D6C-9C05-43CE-A6CB-9E63BA10F124.jpeg
- Mình hay xem TV trên điện thoại và Apple TV, Google Chromecast
Chủ yếu xem ANTV, HTV9 về tin tức, thời sự 60S.,,,
Mua đã lâu, nay mới vào HBO xem thì ko được, bắt m ...
Top