Tanm4
GẮN KẾT
Zenith đã bắt đầu công việc sản xuất đồng hồ dành cho phi công từ thời những chiếc máy bay còn được làm từ gỗ và vải. Louis Blériot là người đầu tiên bay qua eo biển Manche và trong chuyến phiêu lưu đó, ông cũng đeo một chiếc đồng hồ Zenith trên tay của mình. Sự kiện đó cũng là một trong những mốc khởi đầu cho lịch sử đồng hồ phi công hơn 100 năm của Zenith.
Chiếc đồng hồ đeo tay của Blériot là một chiếc đồng hồ phi công thông dụng trong thời điểm đó, với vỏ làm từ chrome, mặt số màu đen với những chữ số được in với kích thước lớn và kim đồng hồ có hình tháp. Một đặc điểm dễ nhận thấy nữa chính là núm chỉnh giờ có kích thước rất lớn, giúp phi công có thể dễ dàng chỉnh đồng hồ khi đeo găng tay.
Chiếc đồng hồ của Blériot
Những chiếc đồng hồ phi công như thế này không phải là thiết kế của riêng Zenith, thực tế là những thiết kế như vậy cực kỳ phổ biến trong khoảng từ đầu cho tới những năm 30 của thế kỷ XX. Những chiếc đồng hồ kiểu dáng như vậy cũng được nhiều hãng như Longines, Omega và Helvetia sản xuất.
Từ năm 1939, Zenith bắt đầu sản xuất những mẫu đồng hồ gắn trên bảng điều khiển của máy bay, chúng được sử dụng rất rộng rãi trên những chiếc máy bay của Pháp lúc bấy giờ. Một vòng bezel hình răng cưa được dùng để lên dây cót đồng thời để chỉnh giờ cho đồng hồ. Mẫu đồng hồ này chính là nguồn cảm hứng cho chiếc Pilot Montre d’Aéronef Type 20 mà tôi sẽ giới thiệu ở cuối bài viết này.
Lúc đó, Zenith không chỉ sản xuất đồng hồ mà họ còn sản xuất thêm các thiết bị sử dụng trong buồng lái như thiết bị đo độ cao hay đồng hồ bấm giờ. Chiếc máy đo độ cao dưới đây được sản xuất từ năm 1910, được sử dụng bởi Royal Flying Corps – một bộ phận không quân của Anh, sau này được hợp vào Royal Air Force.
Vào đầu những năm 60, Zenith cung cấp sản phẩm của mình cho A. Cairelli – một hãng bán lẻ tại Rome, có nhiệm vụ cung cấp khí tài cho quân đội Italia, phần lớn là các sản phẩm đồng hồ của Zenith và Universal Geneve.
Chiếc A. Cairelli “Tipo CP-2” sử dụng bộ máy Calibre 146 DP – bộ máy chronograph lên cót tay được sản xuất bởi Zenith tại xưởng sản xuất trước đó thuộc sở hữu của Martel Watch Co. Zenith đã thừa hưởng được rất nhiều kinh nghiệm sản xuất dòng đồng hồ Chronograph của Martel, và đó cũng chính là nền tảng để họ cho ra mắt bộ máy El Primero vào năm 1969.
Chiếc A. Cairelli CP-2 được sản xuất nhằm thay thế cho mẫu CP-1 trước đó của Leonidas (công ty này sau đó được Heuer mua lại). 2,500 chiếc đồng hồ loại này được sản xuất, nhưng chỉ một phần được bán cho quân đội Italia.
Những chiếc đồng hồ được sản xuất phục vụ quân đội sẽ có chữ “AMI” ở mặt sau, là viết tắt của Aeronautica Militare Italiana – Không quân Italia. Một số chiếc được sản xuất cho các lực lượng khác sẽ có tên viết tắt tương ứng, như MM là Marina Militare – Hải quân.
A. Cairelli CP-2 được sử dụng cho đến đầu những năm 80, mặc dù A. Cairelli thì đã ngưng công việc kinh doanh của họ hơn một thập kỷ trước đó. Nhưng tất nhiên những mẫu đồng hồ này sẽ không có ký hiệu của quân đội ở mặt sau.
Sau mẫu đồng hồ A. Cairelli CP-2, Zenith gần như đã rút lui khỏi lĩnh vực đồng hồ phi công. Mặc dù chính họ là hãng độc quyền sử dụng thuật ngữ “pilot” trên mặt đồng hồ. Zenith không hề sản xuất một chiếc đồng hồ phi công nào cho tới khi Jean-Frederic Dufour giữ vị trí Giám đốc điều hành vào năm 2009.
Có một điều khá là mỉa mai, mẫu đồng hồ phi công nổi bật nhất của Zenith ngày nay lại có bộ máy được thiết kế dựa trên đồng hồ được sử dụng trên tàu thủy. Được giới thiệu tại Baselworld 2012, Pilot Montre d’Aéronef Type 20 có một kích thước lớn không tưởng: 57.5mm, được thiết kế dựa trên mẫu đồng hồ sử dụng trong buồng lái từ những năm 30.
Pilot Montre d’Aéronef Type 20 không mang nhiều ý nghĩa phục vụ nhu cầu sử dụng mà nó mang tính chất vinh danh lịch sử của hãng nhiều hơn. Nó cũng giúp Zenith đóng khung được thiết kế của mình, mỗi khi có người nhìn thấy dạng đồng hồ này, họ sẽ nghĩ ngay tới Zenith.
Kích thước đồng hồ lớn như vậy một phần là do bộ máy có đường kính 50mm hoạt động ở bên trong, bộ máy Calibre 5011 K được thiết kế vào cuối những năm 50 dành cho tàu thuyền và các thiết bị hải quân. Đặc biệt là vào năm 1967, khi cuộc kiểm tra chứng chỉ Chronometer được tổ chức bởi Neuchâtel Observatory, 5011 K được chứng nhận là bộ máy chính xác nhất đã từng được Neuchâtel Observatory kiểm nghiệm.
Calibre 5011 K được sản xuất từ năm 1960 cho tới cuối những năm 1990, với hàng ngàn sản phẩm được xuất xưởng. Phần lớn được sử dụng làm đồng hồ trên tàu biển, các thiết bị hải quân, một số ít thì được sử dụng trong đồng hồ bỏ túi được sản xuất vào những năm 90 của thế kỷ trước.
Có 350 bộ máy 5011 K không được sử dụng trong nhiều năm trời, và cuối cùng thì chúng đã được sử dụng trên những chiếc đồng hồ Pilot Montre d’Aéronef Type 20. Nếu đưa ra so sánh, bộ máy 5011 K có thể coi là bộ máy đồng hồ quan trọng nhất trong lịch sử đồng hồ phi công của Zenith.
Hai chiếc đồng hồ với tuổi đời cách nhau gần 100 năm

Chiếc đồng hồ đeo tay của Blériot là một chiếc đồng hồ phi công thông dụng trong thời điểm đó, với vỏ làm từ chrome, mặt số màu đen với những chữ số được in với kích thước lớn và kim đồng hồ có hình tháp. Một đặc điểm dễ nhận thấy nữa chính là núm chỉnh giờ có kích thước rất lớn, giúp phi công có thể dễ dàng chỉnh đồng hồ khi đeo găng tay.

Chiếc đồng hồ của Blériot


Những chiếc đồng hồ phi công như thế này không phải là thiết kế của riêng Zenith, thực tế là những thiết kế như vậy cực kỳ phổ biến trong khoảng từ đầu cho tới những năm 30 của thế kỷ XX. Những chiếc đồng hồ kiểu dáng như vậy cũng được nhiều hãng như Longines, Omega và Helvetia sản xuất.
Từ năm 1939, Zenith bắt đầu sản xuất những mẫu đồng hồ gắn trên bảng điều khiển của máy bay, chúng được sử dụng rất rộng rãi trên những chiếc máy bay của Pháp lúc bấy giờ. Một vòng bezel hình răng cưa được dùng để lên dây cót đồng thời để chỉnh giờ cho đồng hồ. Mẫu đồng hồ này chính là nguồn cảm hứng cho chiếc Pilot Montre d’Aéronef Type 20 mà tôi sẽ giới thiệu ở cuối bài viết này.



Lúc đó, Zenith không chỉ sản xuất đồng hồ mà họ còn sản xuất thêm các thiết bị sử dụng trong buồng lái như thiết bị đo độ cao hay đồng hồ bấm giờ. Chiếc máy đo độ cao dưới đây được sản xuất từ năm 1910, được sử dụng bởi Royal Flying Corps – một bộ phận không quân của Anh, sau này được hợp vào Royal Air Force.

Vào đầu những năm 60, Zenith cung cấp sản phẩm của mình cho A. Cairelli – một hãng bán lẻ tại Rome, có nhiệm vụ cung cấp khí tài cho quân đội Italia, phần lớn là các sản phẩm đồng hồ của Zenith và Universal Geneve.


Chiếc A. Cairelli “Tipo CP-2” sử dụng bộ máy Calibre 146 DP – bộ máy chronograph lên cót tay được sản xuất bởi Zenith tại xưởng sản xuất trước đó thuộc sở hữu của Martel Watch Co. Zenith đã thừa hưởng được rất nhiều kinh nghiệm sản xuất dòng đồng hồ Chronograph của Martel, và đó cũng chính là nền tảng để họ cho ra mắt bộ máy El Primero vào năm 1969.
Chiếc A. Cairelli CP-2 được sản xuất nhằm thay thế cho mẫu CP-1 trước đó của Leonidas (công ty này sau đó được Heuer mua lại). 2,500 chiếc đồng hồ loại này được sản xuất, nhưng chỉ một phần được bán cho quân đội Italia.


Những chiếc đồng hồ được sản xuất phục vụ quân đội sẽ có chữ “AMI” ở mặt sau, là viết tắt của Aeronautica Militare Italiana – Không quân Italia. Một số chiếc được sản xuất cho các lực lượng khác sẽ có tên viết tắt tương ứng, như MM là Marina Militare – Hải quân.
A. Cairelli CP-2 được sử dụng cho đến đầu những năm 80, mặc dù A. Cairelli thì đã ngưng công việc kinh doanh của họ hơn một thập kỷ trước đó. Nhưng tất nhiên những mẫu đồng hồ này sẽ không có ký hiệu của quân đội ở mặt sau.
Sau mẫu đồng hồ A. Cairelli CP-2, Zenith gần như đã rút lui khỏi lĩnh vực đồng hồ phi công. Mặc dù chính họ là hãng độc quyền sử dụng thuật ngữ “pilot” trên mặt đồng hồ. Zenith không hề sản xuất một chiếc đồng hồ phi công nào cho tới khi Jean-Frederic Dufour giữ vị trí Giám đốc điều hành vào năm 2009.
Có một điều khá là mỉa mai, mẫu đồng hồ phi công nổi bật nhất của Zenith ngày nay lại có bộ máy được thiết kế dựa trên đồng hồ được sử dụng trên tàu thủy. Được giới thiệu tại Baselworld 2012, Pilot Montre d’Aéronef Type 20 có một kích thước lớn không tưởng: 57.5mm, được thiết kế dựa trên mẫu đồng hồ sử dụng trong buồng lái từ những năm 30.

Pilot Montre d’Aéronef Type 20 không mang nhiều ý nghĩa phục vụ nhu cầu sử dụng mà nó mang tính chất vinh danh lịch sử của hãng nhiều hơn. Nó cũng giúp Zenith đóng khung được thiết kế của mình, mỗi khi có người nhìn thấy dạng đồng hồ này, họ sẽ nghĩ ngay tới Zenith.
Kích thước đồng hồ lớn như vậy một phần là do bộ máy có đường kính 50mm hoạt động ở bên trong, bộ máy Calibre 5011 K được thiết kế vào cuối những năm 50 dành cho tàu thuyền và các thiết bị hải quân. Đặc biệt là vào năm 1967, khi cuộc kiểm tra chứng chỉ Chronometer được tổ chức bởi Neuchâtel Observatory, 5011 K được chứng nhận là bộ máy chính xác nhất đã từng được Neuchâtel Observatory kiểm nghiệm.


Calibre 5011 K được sản xuất từ năm 1960 cho tới cuối những năm 1990, với hàng ngàn sản phẩm được xuất xưởng. Phần lớn được sử dụng làm đồng hồ trên tàu biển, các thiết bị hải quân, một số ít thì được sử dụng trong đồng hồ bỏ túi được sản xuất vào những năm 90 của thế kỷ trước.
Có 350 bộ máy 5011 K không được sử dụng trong nhiều năm trời, và cuối cùng thì chúng đã được sử dụng trên những chiếc đồng hồ Pilot Montre d’Aéronef Type 20. Nếu đưa ra so sánh, bộ máy 5011 K có thể coi là bộ máy đồng hồ quan trọng nhất trong lịch sử đồng hồ phi công của Zenith.

Hai chiếc đồng hồ với tuổi đời cách nhau gần 100 năm
Nguồn:
WatchesBySJX
WatchesBySJX