vuongiagia
GÂY DỰNG
Thị trường trong nước đã xuất hiện một số mẫu điện thoại 3G thuộc nhiều nhãn hiệu khác nhau. Có điều, công nghệ này chưa được triển khai ở Việt Nam, đồng nghĩa với việc hầu hết các tính năng nổi trội của điện thoại 3G đều không dùng được.
Nokia 6680 gần 10 triệu đồng.
Hai mẫu điện thoại mới nhất của Nokia là 6680 và 6681 về cơ bản rất giống nhau về kiểu dáng, kích thước, và có chung hầu hết các tính năng chính, nhưng giá lại chênh nhau đến 1,42 triệu đồng (6680 được bán với giá xấp xỉ 10 triệu đồng, đắt hơn 6681).
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai mẫu điện thoại này là 6680 hỗ trợ công nghệ ĐTDĐ thế hệ thứ ba (3G), nghĩa là máy có tốc độ truyền dữ liệu lên tới 384 Kb/giây, hai camera (dùng cho thoại video)… còn 6681 chỉ hỗ trợ GPRS (2.5G). Tuy nhiên, do các mạng di động Việt Nam chưa hỗ trợ công nghệ 3G, đây có thể coi là một sự lãng phí không cần thiết.
Không riêng gì điện thoại 3G, nhiều tính năng khác đang được nhiều nhà sản xuất quảng bá rộng rãi, xem đó là những lợi thế cạnh tranh lại không thể sử dụng được tại Việt Nam như Push to talk (bấm gọi - tương tự máy bộ đàm), e-mail dựa trên nền tảng công nghệ BlackBerry, tin nhắn thoại… cũng không dùng được ở Việt Nam.
Khi được hỏi, các nhà sản xuất cho biết họ biết các tính năng cao cấp chưa dùng được tại Việt Nam nhưng sản phẩm vẫn được bán nhằm chứng tỏ ưu thế về công nghệ, đồng thời đón đầu những dịch vụ có thể được triển khai trong tương lai. Lời giải thích là có lý, nhưng đứng về phía người sử dụng thì quả thực có thể họ đang phải trả tiền cho một vài tính năng không sử dụng được.
Model điện thoại mới nào cũng có máy ảnh, nhưng nó không phát huy tác dụng.
Bên cạnh lý do khách quan là hạ tầng mạng chưa cho phép triển khai dịch vụ, còn có nhiều lý do khác khiến cho những tính năng đã được triển khai nhưng nhiều người vẫn không dùng được hoặc không muốn dùng. Đây cũng có thể xem là một dạng lãng phí. Điển hình là các dịch vụ của GPRS được hai nhà cung cấp Vinaphone và MobiFone tung ra. Trên thực tế chỉ có các thuê bao hoạt động ở một vài địa phương như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Huế, Đồng Nai là có thể dùng được, còn khách hàng đang ở các địa phương khác thì "đầu hàng" do hai nhà cung cấp chỉ triển khai dịch vụ GPRS tại các địa phương nói trên. Mà GPRS đã không hoạt động thì các tính năng đi kèm khác như e-mail, MMS (tin nhắn đa phương tiện), duyệt web… cũng coi như bỏ.
Trên thị trường, cuộc cạnh tranh chức năng chụp ảnh/quay phim đang cực kỳ khốc liệt. Không chỉ các hãng sản xuất đang quảng bá nhiều cho chức năng chụp ảnh bằng điện thoại mà nhiều chủ cửa hàng còn cho rằng nếu không có chức năng này thì rất khó bán. Nhưng thực tế, nhiều người cho biết, họ chẳng mấy khi sử dụng những chức năng này.
(Theo SGTT)

Nokia 6680 gần 10 triệu đồng.
Hai mẫu điện thoại mới nhất của Nokia là 6680 và 6681 về cơ bản rất giống nhau về kiểu dáng, kích thước, và có chung hầu hết các tính năng chính, nhưng giá lại chênh nhau đến 1,42 triệu đồng (6680 được bán với giá xấp xỉ 10 triệu đồng, đắt hơn 6681).
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai mẫu điện thoại này là 6680 hỗ trợ công nghệ ĐTDĐ thế hệ thứ ba (3G), nghĩa là máy có tốc độ truyền dữ liệu lên tới 384 Kb/giây, hai camera (dùng cho thoại video)… còn 6681 chỉ hỗ trợ GPRS (2.5G). Tuy nhiên, do các mạng di động Việt Nam chưa hỗ trợ công nghệ 3G, đây có thể coi là một sự lãng phí không cần thiết.
Không riêng gì điện thoại 3G, nhiều tính năng khác đang được nhiều nhà sản xuất quảng bá rộng rãi, xem đó là những lợi thế cạnh tranh lại không thể sử dụng được tại Việt Nam như Push to talk (bấm gọi - tương tự máy bộ đàm), e-mail dựa trên nền tảng công nghệ BlackBerry, tin nhắn thoại… cũng không dùng được ở Việt Nam.
Khi được hỏi, các nhà sản xuất cho biết họ biết các tính năng cao cấp chưa dùng được tại Việt Nam nhưng sản phẩm vẫn được bán nhằm chứng tỏ ưu thế về công nghệ, đồng thời đón đầu những dịch vụ có thể được triển khai trong tương lai. Lời giải thích là có lý, nhưng đứng về phía người sử dụng thì quả thực có thể họ đang phải trả tiền cho một vài tính năng không sử dụng được.

Model điện thoại mới nào cũng có máy ảnh, nhưng nó không phát huy tác dụng.
Bên cạnh lý do khách quan là hạ tầng mạng chưa cho phép triển khai dịch vụ, còn có nhiều lý do khác khiến cho những tính năng đã được triển khai nhưng nhiều người vẫn không dùng được hoặc không muốn dùng. Đây cũng có thể xem là một dạng lãng phí. Điển hình là các dịch vụ của GPRS được hai nhà cung cấp Vinaphone và MobiFone tung ra. Trên thực tế chỉ có các thuê bao hoạt động ở một vài địa phương như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Huế, Đồng Nai là có thể dùng được, còn khách hàng đang ở các địa phương khác thì "đầu hàng" do hai nhà cung cấp chỉ triển khai dịch vụ GPRS tại các địa phương nói trên. Mà GPRS đã không hoạt động thì các tính năng đi kèm khác như e-mail, MMS (tin nhắn đa phương tiện), duyệt web… cũng coi như bỏ.
Trên thị trường, cuộc cạnh tranh chức năng chụp ảnh/quay phim đang cực kỳ khốc liệt. Không chỉ các hãng sản xuất đang quảng bá nhiều cho chức năng chụp ảnh bằng điện thoại mà nhiều chủ cửa hàng còn cho rằng nếu không có chức năng này thì rất khó bán. Nhưng thực tế, nhiều người cho biết, họ chẳng mấy khi sử dụng những chức năng này.
(Theo SGTT)