Norton DNS vừa qua đã được hãng Symantec cung cấp cho người dùng sau khi hãng Google DNS và OpenDNS đã triển khai dịch vụ trước đó.
DNS (Domain Name System) là Hệ thống tên miền - kỹ thuật được sử dụng để các ISP (Internet Service Provider) - nhà cung cấp dịch vụ Internet chuyển đổi một tên miền thành dạng chuỗi số. Lấy ví dụ thay vì tên miền handheld.com.vn là chuỗi số nnn.nnn.nnn.nnn (Với n là chữ số). Bài viết này sẽ nêu một vài ưu điểm cũng như một số hạn chế của từng dịch vụ DNS từ 3 nhà cung cấp nêu trên.
Norton DNS
IP: 198.153.192.1 và 198.153.194.1. Dịch vụ được đặt trên các máy chủ Symantec và các máy chủ DNS.
Ưu điểm: Bảo vệ chống phishing (tạm dịch là lừa đảo dịch vụ) giúp người dùng khỏi các nguy cơ từ các trang web giả mạo, chống các website có chứa phần mềm độc hại (malware).
Google DNS
IP: 8.8.8.8 và 8.8.4.4. Dịch vụ được đặt trên các máy chủ Google.
Ưu điểm:
a. Miễn phí.
b. Đơn giản, dễ sử dụng.
c. Google quá quen thuộc với người dùng và được biết đến rất nhiều.
Điểm hạn chế:
a. Google có thể “kiểm soát” quá trình sử dụng của người dùng Internet.
b. Lưu trữ thông tin người dùng trên các máy chủ của Google (sẽ được xóa sau một khoảng thời gian).
c. “Chậm hơn” so với dịch vụ DNS của OpenDNS.
OpenDNS
IP: 208.67.222.222 và 208.67.220.220. Các máy chủ được đặt tại các quốc gia Amsterdam, Chicago, Dallas, London, LA, Miami, New York, Palo Alto, Seattle, Washington. Đáp ứng hơn 19 tỉ yêu các cầu DNS hàng ngày.
Ưu điểm:
a. Máy chủ đặt nhiều nơi trên thế giới giúp xử lý các thông tin DNS nhanh khi một DNS gặp sự cố sẽ được thay thế bởi một DNS khác ngay.
b. Bảo vệ chống phishing.
c. Có thể tự khóa website khi nghi ngờ về website này hoặc được hỗ trợ bởi hơn 40 bộ lọc website.
d. Khi hệ thống bị lỗi DNS và không thể truy cập trang web nào đó (website không còn trong tình trạng trực tuyến), nếu người dùng sử dụng cùng hệ thống OpenDNS và cơ chế bộ đệm thông minh (smart cached) được kích hoạt, trang web này sẽ vẫn truy cập được.
e. Các công ty công nghệ cao, trường học, tổ chức, cơ quan chính phủ… đang sử dụng rộng rãi.
f. Có trả phí ở mức độ khác nhau tùy nhu cầu người dùng. Ở mức độ cơ bản, vấn đề người dùng được hỗ trợ, các website được lọc sẽ “ít” hơn.
g. Các website sẽ được phân loại danh mục phù hợp. Lấy ví dụ phân loại theo thể loại website trò chơi, giải trí, phần mềm…
h. Có các công cụ thống kê như thống kê các tên miền, các yêu cầu khóa website, đồ thị thống kê…
i. Có hướng dẫn cách thiết lập trên thiết bị người dùng.
j. Có ứng dụng được viết riêng để xử lý vấn đề các IP động.
k. Chưa có sự cố từ khi triển khai dịch vụ.
Điểm hạn chế:
a. Tùy theo mức độ sử dụng như đã nêu, kèm theo quảng cáo.
b. Mức độ đánh giá các website không chính xác.
c. Dịch vụ chống phishing có thể mất thời gian để người dùng phát hiện website giả mạo.
Tóm lại, mỗi dịch vụ DNS từ 03 nhà cung cấp nêu trên đều có những ưu và hạn chế riêng. Nhưng chung quy lại, nếu người dùng muốn được bảo vệ khỏi phishing, malware thì nên sử dụng Norton DNS; Khi muốn sử dụng thêm tính năng thống kê, bảo vệ khỏi phishing, malware (mức độ cơ bản) thì có thể sử dụng OpenDNS; Và cũng có thể trải nghiệm Google DNS bởi lẽ Google “được biết nhiều” hay dịch vụ DNS rất nhanh!?
DNS (Domain Name System) là Hệ thống tên miền - kỹ thuật được sử dụng để các ISP (Internet Service Provider) - nhà cung cấp dịch vụ Internet chuyển đổi một tên miền thành dạng chuỗi số. Lấy ví dụ thay vì tên miền handheld.com.vn là chuỗi số nnn.nnn.nnn.nnn (Với n là chữ số). Bài viết này sẽ nêu một vài ưu điểm cũng như một số hạn chế của từng dịch vụ DNS từ 3 nhà cung cấp nêu trên.
Norton DNS
IP: 198.153.192.1 và 198.153.194.1. Dịch vụ được đặt trên các máy chủ Symantec và các máy chủ DNS.
Ưu điểm: Bảo vệ chống phishing (tạm dịch là lừa đảo dịch vụ) giúp người dùng khỏi các nguy cơ từ các trang web giả mạo, chống các website có chứa phần mềm độc hại (malware).
Google DNS
IP: 8.8.8.8 và 8.8.4.4. Dịch vụ được đặt trên các máy chủ Google.
Ưu điểm:
a. Miễn phí.
b. Đơn giản, dễ sử dụng.
c. Google quá quen thuộc với người dùng và được biết đến rất nhiều.
Điểm hạn chế:
a. Google có thể “kiểm soát” quá trình sử dụng của người dùng Internet.
b. Lưu trữ thông tin người dùng trên các máy chủ của Google (sẽ được xóa sau một khoảng thời gian).
c. “Chậm hơn” so với dịch vụ DNS của OpenDNS.
OpenDNS
IP: 208.67.222.222 và 208.67.220.220. Các máy chủ được đặt tại các quốc gia Amsterdam, Chicago, Dallas, London, LA, Miami, New York, Palo Alto, Seattle, Washington. Đáp ứng hơn 19 tỉ yêu các cầu DNS hàng ngày.
Ưu điểm:
a. Máy chủ đặt nhiều nơi trên thế giới giúp xử lý các thông tin DNS nhanh khi một DNS gặp sự cố sẽ được thay thế bởi một DNS khác ngay.
b. Bảo vệ chống phishing.
c. Có thể tự khóa website khi nghi ngờ về website này hoặc được hỗ trợ bởi hơn 40 bộ lọc website.
d. Khi hệ thống bị lỗi DNS và không thể truy cập trang web nào đó (website không còn trong tình trạng trực tuyến), nếu người dùng sử dụng cùng hệ thống OpenDNS và cơ chế bộ đệm thông minh (smart cached) được kích hoạt, trang web này sẽ vẫn truy cập được.
e. Các công ty công nghệ cao, trường học, tổ chức, cơ quan chính phủ… đang sử dụng rộng rãi.
f. Có trả phí ở mức độ khác nhau tùy nhu cầu người dùng. Ở mức độ cơ bản, vấn đề người dùng được hỗ trợ, các website được lọc sẽ “ít” hơn.
g. Các website sẽ được phân loại danh mục phù hợp. Lấy ví dụ phân loại theo thể loại website trò chơi, giải trí, phần mềm…
h. Có các công cụ thống kê như thống kê các tên miền, các yêu cầu khóa website, đồ thị thống kê…
i. Có hướng dẫn cách thiết lập trên thiết bị người dùng.
j. Có ứng dụng được viết riêng để xử lý vấn đề các IP động.
k. Chưa có sự cố từ khi triển khai dịch vụ.
Điểm hạn chế:
a. Tùy theo mức độ sử dụng như đã nêu, kèm theo quảng cáo.
b. Mức độ đánh giá các website không chính xác.
c. Dịch vụ chống phishing có thể mất thời gian để người dùng phát hiện website giả mạo.
Tóm lại, mỗi dịch vụ DNS từ 03 nhà cung cấp nêu trên đều có những ưu và hạn chế riêng. Nhưng chung quy lại, nếu người dùng muốn được bảo vệ khỏi phishing, malware thì nên sử dụng Norton DNS; Khi muốn sử dụng thêm tính năng thống kê, bảo vệ khỏi phishing, malware (mức độ cơ bản) thì có thể sử dụng OpenDNS; Và cũng có thể trải nghiệm Google DNS bởi lẽ Google “được biết nhiều” hay dịch vụ DNS rất nhanh!?
(Bài viết và hình ảnh: Nguyễn Ngọc Dược; Thuật ngữ tham khảo từ wikipedia.org)