Diễm Quỳnh
GẮN KẾT
Đối với nhiều loại hàng có giá trị lớn, giấy mua hàng, hóa đơn, phiếu bảo hành... có vai trò quan trọng tương tự như giấy tờ tùy thân của mỗi người.
Thế nhưng, nhiều cơ sở bán hàng lại “quên” không đưa những giấy tờ quan trọng này cho khách khi giao hàng. Không ít người tiêu dùng đã dễ dãi cho qua. Nhưng khi gặp rắc rối với sản phẩm thì chính người tiêu dùng lại bị thiệt. Là một chuyên gia trong lĩnh vực tiêu dùng, TS Vũ Thị Bạch Nga - trưởng ban bảo vệ người tiêu dùng, Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công thương - cho rằng:
Có giấy tờ đầy đủ, việc bảo hành còn gian nan huống chi không có giấy tờ. Nếu người tiêu dùng dễ dãi đối với việc doanh nghiệp “quên” giao các giấy tờ trên thì khi doanh nghiệp bán hàng này xong, nếu trục trặc xảy ra, họ chối phắt thì người chịu thiệt là người mua. Hàng hóa giá trị nhỏ thì có thể cho qua nhưng với hàng hóa giá trị lớn, khi mua nên nhất quyết phải nhận được hóa đơn, giấy mua hàng. Nếu hàng có chế độ bảo hành thì phải có giấy bảo hành ghi rõ thời hạn, địa điểm và trách nhiệm bảo hành của doanh nghiệp.
Bảo hành hàng hóa là quyền lợi mà người tiêu dùng được hưởng. Nhưng trước tiên, chính bản thân họ phải có trách nhiệm với việc thực hiện quyền lợi của mình. Nếu người tiêu dùng không tự lo việc đó thì khi có sự cố, các cơ quan chức năng cũng khó có thể bảo vệ được quyền lợi cho họ.
Hiện nay, có nơi bán hàng theo kiểu nếu không lấy hóa đơn thì họ sẽ không tính thuế. Nhưng cũng có rất ít doanh nghiệp làm như vậy, vì thực tế họ đã cộng thuế VAT vào giá trị hàng hóa. Về nguyên tắc thì các cửa hàng phải công bố giá. Trước khi mua, người tiêu dùng nên hỏi giá bán đã gồm thuế chưa. Tuy nhiên, tốt nhất người tiêu dùng nên lấy hóa đơn đầy đủ khi mua hàng. Không có hóa đơn, phần lớn người bán được lợi, bởi Nhà nước tính thuế dựa trên hóa đơn bán hàng.
Thế nhưng, nhiều cơ sở bán hàng lại “quên” không đưa những giấy tờ quan trọng này cho khách khi giao hàng. Không ít người tiêu dùng đã dễ dãi cho qua. Nhưng khi gặp rắc rối với sản phẩm thì chính người tiêu dùng lại bị thiệt. Là một chuyên gia trong lĩnh vực tiêu dùng, TS Vũ Thị Bạch Nga - trưởng ban bảo vệ người tiêu dùng, Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công thương - cho rằng:
Có giấy tờ đầy đủ, việc bảo hành còn gian nan huống chi không có giấy tờ. Nếu người tiêu dùng dễ dãi đối với việc doanh nghiệp “quên” giao các giấy tờ trên thì khi doanh nghiệp bán hàng này xong, nếu trục trặc xảy ra, họ chối phắt thì người chịu thiệt là người mua. Hàng hóa giá trị nhỏ thì có thể cho qua nhưng với hàng hóa giá trị lớn, khi mua nên nhất quyết phải nhận được hóa đơn, giấy mua hàng. Nếu hàng có chế độ bảo hành thì phải có giấy bảo hành ghi rõ thời hạn, địa điểm và trách nhiệm bảo hành của doanh nghiệp.
Bảo hành hàng hóa là quyền lợi mà người tiêu dùng được hưởng. Nhưng trước tiên, chính bản thân họ phải có trách nhiệm với việc thực hiện quyền lợi của mình. Nếu người tiêu dùng không tự lo việc đó thì khi có sự cố, các cơ quan chức năng cũng khó có thể bảo vệ được quyền lợi cho họ.
Hiện nay, có nơi bán hàng theo kiểu nếu không lấy hóa đơn thì họ sẽ không tính thuế. Nhưng cũng có rất ít doanh nghiệp làm như vậy, vì thực tế họ đã cộng thuế VAT vào giá trị hàng hóa. Về nguyên tắc thì các cửa hàng phải công bố giá. Trước khi mua, người tiêu dùng nên hỏi giá bán đã gồm thuế chưa. Tuy nhiên, tốt nhất người tiêu dùng nên lấy hóa đơn đầy đủ khi mua hàng. Không có hóa đơn, phần lớn người bán được lợi, bởi Nhà nước tính thuế dựa trên hóa đơn bán hàng.