Vài nét về Hà Nội và Sài Gòn

Các thớt khác của philipshero

sabelita

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Originally Posted by sabelita
Có một điều Sabe em muốn hỏi Vì Sao ? Để chỉ người anh/chị nhớn nhất trong nhà: "Trong Nam chỉ có anh/chị HAI và ngoài Bắc thì là anh/chị CẢ ? "

Thân !

hoasung: said:
Không có tư liệu dẫn chứng, chỉ xin mạn phép kể lại câu chuyện truyền thuyết đã được nghe:
Cũng là xuất phát từ ý "nhớn nhất"
Truyện rằng ngày xưa ở Nam bộ cũng giống Bắc bộ, có Anh Cả, Chị Hai, Chị Cả, Anh Hai giống nhau.
Kể rằng cũng ngày xưa, có 1 ông thầy tu ngoại quốc đến đất nam bộ dạy dân chúng từ lời ăn tiếng nói đến kinh nghiệm bản lĩnh ... và hình như chính là người đã phiên hoá ra tiếng việt - latin từ tiếng việt nôm (nhờ bác nobita đính chính hộ) nên đã được dân chúng sùng bái kính trọng gọi là CHA CẢ với ý nghĩa mọi người đều coi Ổng là Cha, và là Cha Cả.
Và cũng từ đó để kính trọng bề trên nên nhà nhà không ai dùng từ "Cả" nữa mà bắt đầu bằng "Hai" cho "đứa nhớn nhứt"
Di chứng còn lại gần đây (bằng chứng qua di tích :)) là Lăng Cha Cả, nghe đâu đã di dời gần đợt với nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi

Anh Pet said:
Anh hơi nhầm một chút, người được chôn trong lăng Cha Cả là Pierre Pigneau de Behaine, tức giám mục Bá Đa Lộc, người hỗ trợ Nguyễn Ánh suốt thời gian trước khi đánh bại triều nhà Nguyễn Quang Trung.

Còn người chuyển tiếng Việt sang âm Latin là Alexandre Rhode.

Câu trả lời của bác HoaSung, em thấy chưa có sức thuyết phục ! Hì hì Anh Pet, anh Nobita và các anh em khác có cao kiến gì không ạ ?

Thân !
 

nobita

THÀNH VIÊN DANH DỰ
sabelita said:
Các pác bày tỏ tình yêu HN và SG thật nhiều, sự khác nhau giữa câu chữ (Tiếng Địa Phương) trong Nam ngoài Bắc thật nhiều..!

Có một điều Sabe em muốn hỏi Vì Sao ? Để chỉ người anh/chị nhớn nhất trong nhà: "Trong Nam chỉ có anh/chị HAI và ngoài Bắc thì là anh/chị CẢ ? "

Thân !

Sorry, mình vừa đi công tác mấy ngày!

Câu hỏi của Dũng thật sự rất khó. Theo mình biết, việc miền Bắc dùng CẢ, miền Nam dùng HAI đứng sau đại từ nhân xưng "anh", "chị" để chỉ vai lớn nhất (mà không dùng MỘT, NHẤT...) là vì cùng liên quan đến một tục kiêng (tuy nhiên, mình chưa tìm được tài liệu cụ thể để tra xuất xứ xem kiêng như thế nào, vì sao phải kiêng...?). Đó là một tục lệ diễn ra không chỉ ở VN mà còn ở một số nơi khác trên thế giới. Chẳng hạn, TQ cũng có vùng kiêng gọi "đại ca" để chỉ người anh lớn nhất, như thông tục. Thế còn, tại sao miền Bắc dùng CẢ, miền Nam dùng HAI (mà không phải một từ nào khác) thì có lẽ chỉ đơn thuần là vấn đề địa phương ngữ (như bát - chén; mũ - nón...). Miền Bắc dùng CẢ vì CẢ có nghĩa là "lớn": Tết Cả = Tết Nguyên Đán (lễ tiết lớn nhất trong năm); cả thèm chóng chán; cá cả lợn lớn (cá to, lợn to mới ngon)... Còn miền Nam dùng HAI vì HAI là lớn nhất sau NHẤT (nhưng kiêng). Có điều thú vị là HAI với miền Nam chỉ được dùng trong trường hợp này thì phải (khác từ CẢ của miền Bắc ở mức độ bao trùm).

@ Pet:

- Alexandre de Rhodes (A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ) (15 tháng 3, 1591 – 5 tháng 11, 1660) là một nhà truyền giáo dòng Tên người Pháp và một nhà ngôn ngữ học. Ông đã góp phần đáng kể vào việc hình thành chữ quốc ngữ hiện đại bằng mẫu tự La tinh (Pet viết "chuyển tiếng Việt sang âm Latinh là không đúng và thiếu một chữ "de" trong tên của ông).
 

Petronius

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
He he đúng ra là dùng ký tự Latin để ký âm tiếng Việt, em biết.

Về vụ cái tên, hơi ngơ ngẩn một tí nên ghi thiếu thôi, ở post sau em viết đúng đấy chứ. Tại mấy hôm nay cứ lởn vởn chuyện báo chí Pháp cãi nhau về chữ de trong tên của tân thủ tướng Dominique de Villepin, cuối cùng chính mình mải nghĩ lắm quá lại đâm ra viết thiếu.
 

cityboy

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Đầu thế kỷ XVII các giáo sĩ người Âu bắt đầu chính thức đến truyền đạo ở Việt Nam. Địa điểm họ muốn đặt chân đến đầu tiên là Hội An lúc bấy giờ họ thường biết dưới cái tên Hoài phố, Hải phố hay Hai phố mà họ đọc theo nhiều giọng Haifo, Haito, nhưng thông dụng nhất là Faifo. Họ chọn Hội An vì đây là thương cảng nổi tiếng ở Đàng trong, tàu bè ngoại quốc đi lại buôn bán tấp nập, thuyền Bồ Đào Nha thường xuyên đến giao dịch mà giáo đoàn Bồ Đào Nha chủ quản vùng truyền đạo Đông á thì đương đóng ở Macao đi lại rất thuận tiện, hơn nữa ở Hội An đã có sẵn một số người Nhật theo ki tô giáo có thể giúp họ làm đầu cầu tiến về các miền khác. Nhưng chiếc tàu buôn Bồ Đào Nha từ Macao đến Đàng Trong chở theo phái độ đầu tiên gồm ba tu sĩ Dòng Tên do linh mục Francesco Buzomi dẫn đầu lại ghé cửa Hàn ngày 18-1-1615. Thế là các giáo sĩ lại đặt chân đầu tiên lên đất Đà Nẵng mãi mấy tháng sau họ mới đến Hội An. Đàng trong lúc bấy giờ dưới quyền cai trị của chúa Nguyễn Phước Nguyên mà Dinh Trấn Quảng Nam cai quản 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, thì do con cả Chúa là thế tử Nguyễn Phước Kỳ trấn thủ. Dinh Trấn đóng tại Thanh Chiêm (nay thuộc xã Diên Phương, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam) nên thường gọi là Dinh Chiêm hay Dinh Chàm. Đây là cơ quan đầu não hành chính, mọi phép xuất nhập phải được ban bố ở đây. Vì thế các Giáo sĩ phải đến Dinh Chiêm để liên hệ, để cho được việc họ đặt ở đây một cơ sở giao cho linh mục Francisco de Pina cai quản. F. de Pina đến Quảng Nam năm 1967, ông này rất thạo tiếng Việt, là người đầu tiên để tâm nghiên cứu dấu giọng tiếng Việt và ngữ pháp Việt Nam. Chúng ta thường đánh giá cao công tập đại thành chữ Quốc ngữ của Alexandre de Rhodes, nhưng người có công tiên khởi ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh lại là F.de Pina. Pina là thầy dạy tiếng Việt của Alexandre de Rhodes và nhiều linh mục khác ở tại Thanh Chiêm. Thế nên ta có xem Thanh Chiêm như có một trường dạy chữ Quốc Ngữ đầu tiên ở Việt Nam, và Hội An - Đà Nẵng - Thanh Chiêm đã có vinh dự là miền đất khai sinh chữ quốc Ngữ.

Hơi đi lệch đề 1 tý, tôi đọc được bài này ở: http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/detail.php?id=20&a=79 .
Hơn nữa thế thì Alexandre de Rhodes là người Pháp hay Bồ Đào Nha?
 

nobita

THÀNH VIÊN DANH DỰ
"Alexandre de Rhodes (March 15, 1591 - November 5, 1660) was a French Jesuit missionary.
Born in Avignon, France. He entered the novitiate of the Society of Jesus at Rome on April 24, 1612 to dedicate his life to missionary work. During his studies he proposed Quốc Ngữ, an alphabet based on the Roman character set, which is used today to write the Vietnamese language.
In 1624 he was sent to the East Indies starting in Cochin China. In 1627 he travelled to Tongking, Vietnam where he worked until 1630 when he was forced to leave. Recalled to Rome, he was reassigned to Persia where he died in Ispahan in 1660...".

(Theo http://en.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes).

Cái này chắc đủ minh chứng rằng ông là người Pháp.
 

bqtuan

NHẬP HỘI
[/QUOTE]Ăn uống:
Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa
Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê

Ngừời Hà Nội vẫn còn giữ 1 chút gì đó gọi là hơi nông dân,do vậy fong cách fục vụ thua xa người Sài Gòn[/QUOTE]


Cậu này viết vậy là sai rồi, phải nói là cái chất nông dân xâm nhập vào Hà Nội chứ.Kiếm đỏ mắt cũng ko thấy một người Hà Nội nào bưng bê phục vụ đâu.Thật ra nếu nói về việc phục vụ bưng bê thì từ ngày xưa người Hà Nội đều ko làm, nhà nào khó khăn cũng phải có ít nhất một người giúp việc.Cái cách sống của người Hà Nội gốc rất phong lưu, đôi khi nghe kể tôi thấy có phần phù phiếm nhưng nó lại là cách sống của cả một xã hội rồi.Đọc sách các bạn cũng thấy điều đấy.Nhưng ngày xưa người ta dạy giúp việc rất nghiêm, giúp việc sợ nhà chủ như sợ cọp, làm việc răm rắp, đến mức như ko có cái bình đẳng của con người nữa ấy.Còn bây giờ thì khác, giúp việc ở Hà Nội hỗn nhất nước, gian dối, nhiều chuyện và nhiều thói xấu khác nữa, may mắn lắm mới có một người tốt.
Phục vụ cũng như dịch vụ ở Hà Nội và Sài Gòn khác nhau có lẽ do chính trị và kinh tế chăng?Xã hội chủ nghĩa, con người bình đẳng, nên người phục vụ ở Hà Nội quên là khách hàng trả tiền có cả tiền dịch vụ trong đấy.Hơn nữa ở Hà Nội cũng không sẵn người giúp việc, tìm một người mới khá là phiền phức, vì thế nên cũng ngại đuổi việc, đôi khi nhân viên phục vụ mà như cán bộ hành chính.Ngồi trong quá trơ mắt nhìn khách chờ hết ca làm.Lỗi đấy theo tôi phần nhiều do chủ quá.Đối với những nơi chủ quán nghiêm, nhân viên thực sự dễ chịu và biết cách làm việc.Ở Hà Nội rất khác Sài Gòn.Trong khách sạn 5 sao nhân viên cũng lười nhác mà ở một quán bình dân cũng có người phục vụ tuyệt vời.Cái đấy phần lớn do quan hệ chủ và nhân viên chứ chẳng bao giờ có người phục vụ nào tự ý thức được công việc của mình.Điều này thì chẳng riêng gì Hà Nội hay Việt Nam mà hầu hết các nước đang phát triển không có được.
Tư duy kinh tế của người Hà Nội cũng ko thích để ý nhiều đến chi tíêt, hầu hết chủ quán nghĩ là quán đẹp, ăn ngon, giá rẻ vẫn sẽ đông khách nên phục vụ như thế nào cũng được.Điều này đôi khi khá đúng.Tôi thấy điển hình là các quán phở.Quán bẩn người đông, nhân viên mặt xưng mày xỉa, ông bà chủ chửi nhân viên mà như quát vào mặt khách mà quán vẫn đông.Các ông chủ lớn nhạy bén hơn, thường thuê quản lý người Sài Gòn.Những người này thường làm việc rất tốt.
Quán xá vỉa hè ở Hà Nội hay Sài Gòn cũng như nhau.Nói chuyện với chủ quán bao giờ cũng rất là đầm ấm, thường thường họ đối xử rất tốt với khách trừ khi đang cáu kỉnh chuyện gì.
Tuy thái độ phục vụ không tốt, bù lại đa số hàng ăn ở Hà Nội đồ ăn sach hơn Sài Gòn.Nếu đem cái quán bẩn nhất của Hà Nội so với Sài Gòn chắc còn sạch chán.Điều này có lẽ là do Sài Gòn rộng, tỷ phú nhiều mà người bần cùng cũng lắm, ko thể để ý nhiều đến sự sạch bẩn của món ắn.Các bạn Sài Gòn đừng cho là tôi nhận xét chủ quan, so sánh cách làm phá lẩu của Sài Gòn với lòng lợn của Hà Nội thì thấy ngay ;)
Ở Hà Nội thì may ra được mời một cốc nước trắng khi vào quán, ngồi lâu hơn 1 tiếng là đã được mời gọi thêm cốc nữa.Thế nên tốt nhất là bạn tìm một quán thân quen, chỉ ở những nơi như thế bạn mới có dịch vụ tốt nhất được.
 

Hassler

Mót lười
Staff member
GẮN KẾT
GÂY DỰNG

quán quen càng bị đối xử tàn tạ bác ạ
người ta lo đi service khách lạ để lấy lòng lần sau họ đến mà
còn mình các bà ấy biết ngày nào cũng phẹt cái mặt ở quán họ rồi nên kệ :)
 

DigitalWorld

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Bác bqtuan phân tích cũng có phần đúng. Ở HN, nhiều lúc mình có tiền mà cũng...tủi thân ghê, mua hàng hoặc ăn uống xong trả tiền cho nó và cảm ơn rồi mà còn bị nó quát, cứ như mình là... Mình cứ bị mấy lão giữ xe quát suốt :(
 

Hassler

Mót lười
Staff member
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
nhắc đến khoản quát khách hàng lại nhớ ra cafe Giảng :(
ai đời khách đến vừa đặt mông xuống, gọi cốc cafe
bà chủ quán ra đặt huỵch xuống rồi dấm dẳng: uống nhanh lên nhá
nghẹn hết cả lời :(
 

Bài viết cần bạn xem thêm

Các Mod cho em hỏi mấy ngày nay dd bị lỗi hay nick em bị banned mà em ko vào đọc thông tin được, nếu lỗi xin chỉ giúp em cách khắc phục, tks
Top