Vấn đề hiện tại: Thế giới di động HOSE:MWG tự ý thay đổi giá thuê mặt bằng

Các thớt khác của huuquynh

hanhpn

Hạnh Phúc Nhất
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Không đúng đâu Éc ơi. MWG nó công bố lãi hay không chỉ để đẩy giá CP lên hoặc phát hành thêm trái phiếu nhằm tăng vốn, tránh đứt dòng vốn chứ đừng nhìn theo kiểu nó lãi, bắt chẹt ông cho thuê.

Trong kinh doanh, đúng sai khó nói, chỉ có thể nói là đàm phán là quá trình ông nọ sẽ tìm cách moi của ông kia một ít. Chủ nhà không đồng ý thì kiện đòi mặt bằng là chắc, nhưng căn bản mùa dịch, cũng không cho thuê được ông nào mới. Nó xoay vòng vòng như vậy, còn báo chí thì sẽ có câu chuyện vui làm quà.
 

huuquynh

Staff member
GẮN KẾT
Chuyện chủ nhà cho thuê, rõ ràng là TGDĐ làm ăn không đàng hoàng. Hợp đồng rõ ràng, nếu không đồng ý thì trả mặt bằng. Thiệt hại chưa biết ai sẽ bị nhiều hơn ai. Nếu đơn giản chỉ 1 chủ nhà thì chưa chắc chủ nhà thiệt hại nặng hơn TGDĐ vì chi phí trả mặt bằng cộng với chi phí thực hiện đúng hợp đồng và chi phí ra tòa cũng không phải là có lợi cho TGDĐ. Nếu nhiều chủ nhà cũng sẵn sàng đưa TGDĐ ra tòa thì chắc chắn là mệt nữa.

Chuyện MWG, việc làm đẹp báo cáo chắc chắn là phải làm rồi, vì nhiều lý do abc... nhưng một doanh nghiệp lớn, làm ăn đàng hoàng... ko có chuyện chèn ép đối tác như vậy. Việc thỏa thuận là thỏa thuận, chưa thỏa thuận là chưa thỏa thuận, chuyển tiền đè miệng thế thì chưa biết là có lợi cho MWG hay sẽ thiệt hại nặng hơn. Nếu xét trên các tiêu chí định tính, một doanh nghiệp làm ăn kiểu thế sẽ mất đi giá trị trong mắt nhà đầu tư.

Nên suy cho cùng, MWG xử lý sự vụ hàng ngày với đối tác, và xử lý truyền thông quá kém. Nếu xã hội phát triển hơn chút nữa, những vụ như thế này là cơ hội để đập MWG ra bã rồi sau này tính tiếp. Cơ hội cho FRT hay DWG, hoặc thậm chí những chuỗi khác sẽ vươn lên đón khách.
 

huuquynh

Staff member
GẮN KẾT
Chuyện thuê nhà nếu nhìn theo góc nhìn khác: MWG vay ngân hàng với lãi suất bao nhiêu %, giờ cũng nhắn tin cho ngân hàng lý do dịch bệnh, giãn cách, đóng cửa, bố chỉ trả mày 3% thôi. Như vậy sẽ thấy sự vụ này nó nghiêm trọng thế nào.
 

tanthanh82

GÂY DỰNG
Cách tạo scandal quá dỏm! Chuyện gì cũng có thể thương lượng. Coi chừng bị giống hệ thống fpt shop thấy mà thương: nhìn vào ko thấy ai vào mua chỉ dc 1/10 TGDD
 

giacatluudan_tp

NHẬP HỘI
Đợt này dịch, thấy bán điện thoại được quá trời, còn tăng giá nữa chứ, bán giá cao hơn hãng luôn.
 

huuquynh

Staff member
GẮN KẾT

Ông chủ nhà cho Thế giới Di động thuê: "Tôi không nghèo, nếu lúc trước họ thương lượng tôi sẵn sàng giảm, giờ thì 1 đồng cũng không"​

Chủ nhà cho TGDĐ thuê mặt bằng rất bức xúc vì cảm thấy không được tôn trọng sau khi bị tự ý giảm tiền cho thuê.

Vụ việc Thế Giới Di Động (TGDĐ) tự ý giảm tiền thuê mặt bằng mà không thông qua đối tác đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong nhiều ngày vừa qua.

Theo đó, vào ngày 29/9, ông T.K.M., chủ mặt bằng trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đăng bài tố cáo Thế Giới Di Động không trả đủ tiền thuê. Theo ông M., phía Thế Giới Di Động đã đơn phương giảm tiền thuê mặt bằng mà không thông qua ý kiến của người cho thuê.

Trước đó, vào ngày 2/8, phía TGDĐ cũng đã có công văn gửi đến chủ mặt bằng về việc đề nghị: "Không tính tiền thuê và không thanh toán 100% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng phải đóng cửa hoàn toàn, không kinh doanh theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan Nhà nước. Không tính tiền thuê và thanh toán 30% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng bị hạn chế bán hàng để phối hợp phòng chống dịch".

Ông chủ nhà cho Thế giới Di động thuê: Tôi không nghèo, nếu lúc trước họ thương lượng tôi sẵn sàng giảm, giờ thì 1 đồng cũng không - Ảnh 1.
Bài đăng yêu cầu Thế Giới Di Động trả đủ tiền thuê của chủ mặt bằng được chia sẻ trên MXH.
Văn bản này được gửi đến tất cả các đối tác của TGDĐ tại các chi nhánh trên cả nước. Đến ngày 29/9, phía Thế Giới Di Động có thông báo về chi phí thuê mặt bằng và tự chuyển khoản số tiền thuê nhà đã giảm.

Cụ thể, theo thông báo thanh toán chi phí thuê mặt bằng trong tháng 9 Thế Giới Di Động gửi chủ nhà, ông M. nhận được 24,1 triệu đồng. Số tiền bị phía đại lý bán lẻ giảm trừ do phải đóng cửa là 50,9 triệu đồng.

Quá bức xúc và không đồng ý với việc TGDĐ tự ý "giảm" tiền thuê mà chưa có sự đồng ý của chủ nhà, ông T.H.M. đã gửi đơn phúc đáp, bác bỏ yêu cầu của nhà bán lẻ.

“Tôi biết đại dịch Covid-19 diễn ra làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động có thể tự ý giảm tiền không quan tâm đến ý kiến của người cho thuê nhà. Tôi thấy đây là điều quá phi lý và thiếu tôn trọng”, ông M. trả lời trong đơn phúc đáp.

Về phía Thế Giới Di Động sau khi sự việc được đăng tải cũng đã tiến hành làm việc với ông M. để trao đổi về số tiền thuê mặt bằng bị giảm và cho biết không có bất kỳ phản hồi gì về vụ việc này, mọi thông tin đã được nêu rõ trong công văn gửi tới chủ thuê nhà.

Ở một diễn biến khác, thông tin trên Tuổi trẻ, nhiều chủ nhà cũng rất "ngạc nhiên" khi nhận công văn "đề nghị" giảm giá cho thuê từ TGDĐ mà không có thương lượng trước.

"Tôi nghĩ TGDĐ là doanh nghiệp tầm cỡ, cư xử xứng tầm chứ không có chuyện lèm nhèm, nhưng đến khi nhận công văn 'ra lệnh' giảm giá thuê theo ý của họ, tôi cảm thấy rất ngạc nhiên, lạ đời. Họ đòi giảm 100% là quá vô lý, vì kể cả trong thời gian TP giãn cách thì họ vẫn dùng mặt bằng để chứa tài sản, vẫn có nhân viên hoạt động, hỗ trợ hàng hóa cho kênh online. Nếu biết trước có ngày hôm nay tôi sẽ không cho TGDĐ thuê", chị T.B. (TP Thủ Đức) - một trong những chủ nhà cho TGDĐ thuê mặt bằng.

Ông chủ nhà cho Thế giới Di động thuê: Tôi không nghèo, nếu lúc trước họ thương lượng tôi sẵn sàng giảm, giờ thì 1 đồng cũng không - Ảnh 2.
Điều khoản "trường hợp bất khả kháng" trong hợp đồng TGDĐ ký kết với một chủ mặt bằng quận 12 - Ảnh: NVCC cho Tuổi trẻ.

Chưa dừng lại đó, sau khi nhận được công văn từ TGDĐ, nhiều chủ nhà không đồng ý nhưng đến nay gia đình bà B.L. (Q.12, TP.HCM) vẫn chưa nhận được tiền cho thuê mặt bằng của hai tháng 8 và 9/2021, hiện đang trong kỳ thanh toán tháng 10.

Trước những động thái trên từ TGDĐ, nhiều chủ nhà rất bức xúc vì cảm thấy không được tôn trọng và cho biết, nếu sự việc không được giải quyết thỏa đáng sẽ lấy lại mặt bằng không tiếp tục cho phía TGDĐ thuê.

“Tôi cam kết làm theo đúng hợp đồng chứ không phải kiểu làm việc muốn chuyển bao nhiêu chuyển, muốn trừ bao nhiêu trừ. Ở đây tôi là đối tác chứ không phải nhân viên của Thế Giới Di Động mà họ làm như vậy. Tôi sẽ kiện công ty và lấy lại mặt bằng nếu sự việc không được giải quyết thỏa đáng”, ông M. chia sẻ với Zing cho biết.

Ngoài ra, theo tài liệu hợp đồng do một số chủ mặt bằng cung cấp Tuổi Trẻ Online, không xuất hiện điều khoản phía chủ nhà phải miễn/giảm phí thuê theo tỉ lệ do bên đi thuê (TGDĐ) quy định, kể cả trường hợp bất khả kháng.

"Họ gửi công văn "sốc hông", "ra lệnh", nghĩ chủ nhà thất thế nhưng tôi không nghèo. Nếu lúc trước họ thương lượng tử tế thì tôi sẵn sàng giảm 50% phí thuê nhà trong thời gian giãn cách theo chỉ thị 16, giờ thì một đồng cũng không", ông M. cho biết thêm.

Rất ít đối tác phản ứng?

Trước những thông tin trái chiều về vụ việc, trả lời trên báo Người lao động, đại diện Truyền thông Thế Giới Di Động, cho biết Thế Giới Di Động luôn tôn trọng quyền và lợi ích của đối tác, khách hàng. Do dịch bệnh phải giãn cách xã hội dẫn đến nhiều cửa hàng phải đóng cửa hoàn toàn theo chỉ đạo của Chính phủ về việc phòng chống dịch Covid-19, nên từ tháng 6 đến nay, công ty đã gửi 3 thông báo đến đối tác về việc chia sẻ khó khăn do dịch bệnh, trong đó có nội dung về chi phí mặt bằng trong thời gian giãn cách.

Thông báo trên cũng dựa trên hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên, trong đó có điều khoản về những trường hợp xảy ra do bất khả kháng, thiên tai, hỏa hoạn... thì hai bên cùng thương lượng giải quyết.

Cũng theo ông Phong, Thế Giới Di Động đã cố gắng tìm các giải pháp kết nối với đối tác là chủ mặt bằng để thương lượng về việc miễn, giảm phí mặt bằng trong những tháng giãn cách xã hội. Đã có hơn 90% đối tác đồng ý miễn, giảm phí, thậm chí nhiều chủ mặt bằng còn chia sẻ khó khăn với Thế Giới Di Động và nhất trí giảm giá tiền cho thuê trong thời gian dài từ 3-4 năm tới.

Đại diện Thế Giới Di Động còn cho biết những đối tác mặt bằng "phản ứng" chỉ chiếm số ít với lý do họ chưa nhận được văn bản thông báo, cũng như chưa thấy bên thuê mặt bằng liên hệ với họ.

"Mặt bằng thuê rất đa dạng, có đặc thù khác nhau về chủ sở hữu, có thể thuê qua trung gian, thuê từ nhiều căn nhà gộp lại để có diện tích đủ lớn cho một siêu thị, mặt bằng sở hữu tư nhân hoặc tập thể, doanh nghiệp... Mỗi loại hình sẽ có điều khoản hợp đồng khác nhau. Tuy nhiên, trên tinh thần chung, Thế Giới Di Động luôn tôn trọng đối tác, bảo đảm quyền lợi cho khách hàng" - đại diện Thế Giới Di Động nhấn mạnh.

8 tháng đầu năm, TGDĐ lãi sau thuế hơn 3.000 tỉ đồng

Cuối tháng 9, Thế Giới Di Động công bố doanh thu thuần hợp nhất lũy kế 8 tháng đầu năm đạt 78.495 tỷ đồng , tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó doanh thu online đóng góp hơn 7.540 tỷ đồng cho MWG, tăng 17% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế theo đó đạt 3.006 tỷ đồng , tăng 12% so với cùng kỳ. Với kết quả này, tập đoàn đã hoàn thành 63% kế hoạch doanh thu và 63% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
 

huuquynh

Staff member
GẮN KẾT
Vụ Thế giới di động gửi văn bản như "ra lệnh": Chủ nhà bị "nợ ngược" hơn 136 triệu đồng

Đang bị nợ tiền thuê mặt bằng, chủ nhà bỗng thành con nợ?

Vụ việc Thế giới di động (TGDĐ) tự ý giảm tiền thuê mặt bằng mà không thông qua đối tác đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong nhiều ngày vừa qua.

Sau khi chủ mặt bằng tại An Nhơn, Bình Định – ông Trần Kỷ Mùi lên tiếng không đồng tình về cách xử lý của Thế giới di động khi tự quyết định giảm tiền thuê mặt bằng mà chưa được sự đồng thuận của ông, thì cũng đã có thêm chủ mặt bằng lên tiếng về văn bản như "ra lệnh" của doanh nghiệp.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, bà T.B. (chủ một mặt bằng hơn 580m2 tại quận 12, TP.HCM) cho biết, mặc dù có người muốn thuê mặt bằng của gia đình với giá 150 triệu đồng, nhưng bà vẫn đồng ý cho TGDĐ thuê giá rẻ hơn 30 triệu đồng, tiền thuê trả theo quý, vì cho rằng, TGDĐ là doanh nghiệp, sẽ không có chuyện nhập nhèm.

Vậy nên, khi nhận được công văn giảm giá thuê mặt bằng đơn phương từ phía đối tác, bà rất bất ngờ. Trong thông báo về việc thanh toán tiền mặt bằng, bà thậm chí "nợ ngược" TGDĐ hơn 130 triệu đồng.

Cụ thể, theo hợp đồng, hiện mỗi tháng nhà bà B.L. sẽ nhận được 88 triệu đồng tiền thuê mặt bằng. Vào kỳ thanh toán tháng 6 và 7/2021, gia đình bà B.L. đã nhận được tổng cộng 176 triệu cho hai tháng.

Tuy nhiên, sau đó có công văn, thông báo từ doanh nghiệp về việc tiếp sức do Covid-19, theo cách tính của TGDĐ khi có dịch bệnh khiến cửa hàng giãn cách và đóng cửa, bà T.B còn phải giảm trừ cho TGDĐ số tiền hơn 136,39 triệu đồng và khả năng bị cấn trừ vào các kỳ thanh toán tiếp theo.

Vụ Thế giới di động gửi văn bản như ra lệnh: Chủ nhà bị nợ ngược hơn 136 triệu đồng - Ảnh 1.
Thông báo về việc thanh toán chi phí mặt bằng mà bà B.L (trú tại TP HCM) nhận được từ TGDĐ.
Xác nhận với Dân Trí, chủ mặt bằng này cho biết, bà cũng chưa nhận được thanh toán tháng 8 và 9, trong khi đã tới kỳ thanh toán tháng 10.

"Hiện chưa thanh toán 2 tháng nên tình hình tài chính gia đình đang rất khó khăn. Tuy nhiên, gia đình vẫn bức xúc với cách hành xử của TGDĐ nên thà chấm dứt hợp đồng chứ nhất quyết không giảm tiền thuê", vị này nhấn mạnh.

Trước những thông tin trái chiều về vụ việc, đại diện Truyền thông Thế Giới Di Động nhiều lần khẳng định trên truyền thông về việc doanh nghiệp tôn trọng quyền và lợi ích của đối tác, khách hàng.

Do dịch bệnh phải giãn cách xã hội dẫn đến nhiều cửa hàng phải đóng cửa hoàn toàn theo chỉ đạo của Chính phủ về việc phòng chống dịch Covid-19, nên từ tháng 6 đến nay, công ty đã gửi 3 thông báo đến đối tác về việc chia sẻ khó khăn do dịch bệnh, trong đó có nội dung về chi phí mặt bằng trong thời gian giãn cách.

Thông báo trên cũng dựa trên hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên, trong đó có điều khoản về những trường hợp xảy ra do bất khả kháng, thiên tai, hỏa hoạn... thì hai bên cùng thương lượng giải quyết.

Theo đó, có hơn 90% đối tác đồng ý miễn, giảm phí, thậm chí nhiều chủ mặt bằng còn chia sẻ khó khăn với Thế Giới Di Động và nhất trí giảm giá tiền cho thuê trong thời gian dài từ 3-4 năm tới.


Đại diện doanh nghiệp cũng cho biết những đối tác mặt bằng "phản ứng" chỉ chiếm số ít với lý do họ chưa nhận được văn bản thông báo, cũng như chưa thấy bên thuê mặt bằng liên hệ với họ.

"Mặt bằng thuê rất đa dạng, có đặc thù khác nhau về chủ sở hữu, có thể thuê qua trung gian, thuê từ nhiều căn nhà gộp lại để có diện tích đủ lớn cho một siêu thị, mặt bằng sở hữu tư nhân hoặc tập thể, doanh nghiệp…

Mỗi loại hình sẽ có điều khoản hợp đồng khác nhau. Tuy nhiên, trên tinh thần chung, Thế Giới Di Động luôn tôn trọng đối tác, bảo đảm quyền lợi cho khách hàng" - đại diện cho công ty này nhấn mạnh.

Hại đơn hại kép?

Bình luận về sự việc, trên Doanh nghiệp tiếp thị, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, dịch bệnh là sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật, nhưng có được áp dụng miễn trách vào hợp đồng và áp dụng vào nghĩa vụ nào, mức độ nào mới là quan trọng.

"Nếu nói vì bất khả kháng mà không trả tiền thuê nhà, thì khác gì bạn bảo với chủ nhà rằng, vì tôi thất nghiệp nên đương nhiên không phải trả tiền nhà, hay nói với ngân hàng rằng, vì tôi thua lỗ nên khỏi thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay ngân hàng".

"Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì chỉ cho phép trả chậm mà không bị phạt quá hạn, chứ vẫn có nghĩa vụ trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận cụ thể về việc được miễn giảm số tiền phải trả", Luật sư Đức ví von.

Theo ông, trên thực tế, nếu vì bất khả kháng mà không sử dụng được nhà thuê trong một thời gian dài, thì gần như 100% các trường hợp chủ nhà sẽ xem xét giảm giá ít nhiều, nhất là với hợp đồng lâu dài và số tiền thuê lớn.

Còn khi chủ nhà kiên quyết không giảm thì phải chịu, tìm cách chấm dứt hợp đồng và cuối cùng dẫn nhau ra toà, nếu như không có tiếng nói chung.

Sự việc hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, theo nhiều ý kiến, cần có sự chung tay tiếp sức của người thuê đối với khó khăn của doanh nghiệp,

Một số ý kiến cho rằng, kể cả khi chủ mặt bằng thưa kiện và chắc chắn thắng, lấy được tiền thuê nhà, nhưng cũng sẽ gặp khó bởi sẽ khó tìm được bên nào thuê nhà trong nhiều tháng tiếp theo.

"Thế giới di động trả lại nhà, chủ nhà kiện và thắng, nhìn trước mắt thì là "thắng", thực ra từ góc nhìn rộng hơn, đó là thua – thua, một kết quả không tốt cho cả hai bên", một chuyên gia marketing bình luận.

Tuy nhiên, cũng có tranh luận cho rằng, hiện doanh nghiệp đã được đến 90% đối tác ủng hộ, số ít thì nên tìm cách thương thảo hài hòa lợi ích.
 

huuquynh

Staff member
GẮN KẾT
Thế giới Di động tiếp tục gửi "tối hậu thư" đến chủ nhà: Giảm tiền thuê hoặc dừng hợp đồng

"Trong trường hợp hai bên đạt được thỏa thuận, hợp đồng thuê sẽ được điều chỉnh theo sự thống nhất của hai bên. Sau ngày 25/10/2021, nếu chúng tôi vẫn không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ Quý Đối tác thì TGDĐ/ĐMX sẽ tiến hành các nội dung như đã thông báo đến Quý Đối tác trong công văn 0208/2021/TGDĐ-ĐMX, đồng thời chúng tôi sẽ xúc tiến các thủ tục để thanh lý hợp động theo điều kiện bất khả kháng được nêu trong hợp đồng mà hai bên đã ký", phía MWG cho hay.​

Giữa những lùm xùm liên quan đến tiền thuê mặt bằng chưa dừng lại, Thế giới Di động (MWG) hôm qua vừa tiếp tục gửi công văn mới đến đối tác cho thuê. Trong đó, MWG cho biết đây là lần thứ 4 gửi công văn và đối tác hoặc giảm tiền thuê, hoặc trả lại mặt bằng.

Ghi nhận, MWG trình vày về công văn gửi ngày 2/8 trước đó với thông báo giảm 70% tiền thuê mặt bằng trong giai đoạn cửa hàng bán giãn cách và không thanh toán 100% tiền thuê trong giai đoạn cửa hàng tạm đóng cửa. Tiền thuê đã thanh toán sẽ được cấn trừ vào các kỳ thanh toán tiếp theo và sẽ tiếp tục áp dụng cho đến khi hết hạn hợp đồng.

Theo MWG, hiện đã đến kỳ thanh toán nên gửi thêm công văn mới cho đối tác chưa có phản hồi với công ty, yêu cầu chủ nhà phản hồi trước ngày 25/10 để hai bên thống nhất mức giảm giá thuê mặt bằng trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

"Trong trường hợp hai bên đạt được thỏa thuận, hợp đồng thuê sẽ được điều chỉnh theo sự thống nhất của hai bên. Sau ngày 25/10/2021, nếu chúng tôi vẫn không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ Quý Đối tác thì TGDĐ/ĐMX sẽ tiến hành các nội dung như đã thông báo đến Quý Đối tác trong công văn 0208/2021/TGDĐ-ĐMX, đồng thời chúng tôi sẽ xúc tiến các thủ tục để thanh lý hợp động theo điều kiện bất khả kháng được nêu trong hợp đồng mà hai bên đã ký", phía MWG cho hay.
Thế giới Di động tiếp tục gửi tối hậu thư đến chủ nhà: Giảm tiền thuê hoặc dừng hợp đồng - Ảnh 1.
Trao đổi với Báo Tuổi trẻ, bên cho thuê mặt bằng trên cho biết khi nhận vào ngày 7/10 đã không khỏi ngỡ ngàng. Bởi, MWG sau khi bị nợ tiền thuê nhà tháng 8 và 9, bên cho thuê đã hai lần gửi văn bản phúc đáp, thể hiện quan điểm không đồng ý với bất kỳ điều kiện nào trong các công văn do MWG gửi, đề nghị thanh toán đủ theo hợp đồng.

Sau sự vụ liên quan đến chủ nhà tại Bình Định, nhiều chủ nhà cũng lên tiếng bày tỏ phẫn nổ, không đồng tình với việc MWG đơn phương giảm tiền thuê nhà, gửi thanh toán tiền thuê đã giảm trừ mà chưa nhận được sự đồng thuận của đối tác cho thuê.

Ngày 30/9/2021, ông M - chủ nhà tại cũng đã có đơn phúc đáp công văn của Thế Giới Di Động. Trong đơn phúc đáp, ông Mùi cho biết, giá thuê mặt bằng được nêu rõ tại Điều 4 của hợp đồng và Điều 9 Cam đoan của các bên "không có điều khoản nào nêu rõ việc Thế Giới Di Động được tự ý giảm giá thuê mặt bằng" khi xảy ra dịch Covid-19 tại An Nhơn và chưa có sự đồng ý của người cho thuê mặt bằng.

Đồng ý đại dịch diễn ra làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp tuy nhiên không phải vì vậy mà MWG muốn tự giảm giá kiểu gì thì giảm mà không quan tâm đến ý kiến của người cho thuê nhà, đại diện phía cho thuê bức xúc bày tỏ.

Bên thứ ba, một chuyên gia làm trong ngành luật dân sự cho rằng cần phải xem xét Hợp đồng thuê giữa các bên có điều khoản thỏa thuận hay không về trường hợp nào được phép cắt giảm tiền thuê, nếu có thì các bên tuân theo quy định như trong hợp đồng đã giao kết.

Trường hợp ngược lại không có điều khoản trên, để được cắt giảm tiền thuê MWG phải tiến hành thương lượng và phải được sự đồng ý của bên cho thuê. Nếu tự ý cắt giảm tiền thuê mà chưa được sự đồng ý của bên cho thuê thì trong trường hợp này MWG đã vi phạm hợp đồng và có thể kiện lên tòa.

Trong khi thực tế, chỉ số kinh doanh luỹ kế 8 tháng của MWG vẫn tăng trưởng. Cụ thể, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất là 78.495 tỷ đồng - tăng 8% và lợi nhuận sau thuế là 3.006 tỷ đồng - tăng 12% so với cùng kỳ.
 

huuquynh

Staff member
GẮN KẾT
Thế khó của Thế giới di động: Tại sao ông lớn bán lẻ thảo liên tiếp 4 công văn gửi chủ nhà, nhất định đòi giảm bằng được tiền thuê mặt bằng?

3 tháng – 2 cuộc khủng hoảng

2021 là một năm khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp. Nhưng với CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), năm nay còn đáng quên hơn khi không chỉ hoạt động kinh doanh gặp khó khăn chưa từng có, mà còn phải đối mặt với 2 cuộc khủng hoảng truyền thông kéo dài.

Cuộc khủng hoảng đầu tiên đến từ Bách Hoá Xanh. Tháng 6 và tháng 7, trong bối cảnh giãn cách xã hội diện rộng tại TpHCM và các tỉnh miền Nam, chợ truyền thống phải đóng cửa, Bách Hoá Xanh nhận về nhiều chỉ trích từ khách hàng khi tăng giá bán quá cao so với thị trường, mắc nhiều sai phạm trong việc niêm yết sai giá, không niêm yết giá,…

Khi những câu chuyện về Bách Hoá Xanh vừa mới hạ nhiệt được 1 tháng, MWG lại rơi vào tâm điểm của dư luận, lần này là vấn đề giảm giá thuê mặt bằng của chuỗi cửa hàng điện thoại Thế giới di động (TGDĐ).

Thế khó của Thế giới di động: Tại sao ông lớn bán lẻ thảo liên tiếp 4 công văn gửi chủ nhà, nhất định đòi giảm bằng được tiền thuê mặt bằng? - Ảnh 1.
Từ đầu tháng 8/2021, "mồi lửa" của cuộc khủng hoảng đã nhen nhóm khi công văn ký ngày 2/8, thông báo về việc không tính hoặc giảm giá thuê mặt bằng của TGDĐ đã bị lan truyền trên mạng xã hội. Nhưng phải đến 29/9, khi ông Trần Kỷ Mùi – một chủ mặt bằng của TGDĐ đăng tải hình ảnh công văn 2/8 kèm theo công văn thông báo thanh toán, sự việc mới thực sự bùng nổ. Ông Mùi cho rằng TGDĐ đã đơn phương không tính và giảm tiền thuê khi chưa có sự đồng thuận của mình.

Không riêng ông Mùi, nhiều chủ nhà khác cũng lên tiếng, chỉ trích cách làm này của phía TGDĐ là “kẻ cả, áp đặt”.

Giữa bão dư luận, MWG chọn cách im lặng, không đưa ra lời giải thích chính thức. Công ty tiếp tục gửi công văn thứ 4 (ngày 6/10) cho một số đối tác, đề nghị phản hồi trước 25/10 để thống nhất mức giảm phí thuê mặt bằng, nếu không sẽ xúc tiến các thủ tục để thanh lý hợp động theo điều kiện bất khả kháng.

Thế khó của MWG trong đại dịch: Khi lợi thế biến thành bất lợi

Có thể thấy, MWG đang tỏ ra rất cứng rắn và kiên quyết trong việc giảm chi phí thuê mặt bằng cho chuỗi TGDĐ/ĐMX.

Ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch tập đoàn này cũng từng chia sẻ rất nhiều về chuyện thuê mặt bằng của MWG trong sự kiện Shark Tank Forum 2020, thời điểm doanh nghiệp này cũng đã trải qua làn sóng Covid nhưng chưa nghiêm trọng như năm nay.

Ông Tài tiết lộ tỷ lệ chi phí mặt bằng trên doanh thu của mỗi cửa hàng chỉ khoảng 1,5-2%, trong khi với FPT – ông dự đoán tỷ lệ này là 4-5%. Nguyên nhân không phải do công ty thuê được mặt bằng rẻ hơn mà do doanh thu của chuỗi TGDĐ/ĐMX lớn hơn đáng kể so với đối thủ.

Vị chủ tịch cho biết: "Tại sao tỷ lệ chi phí mặt bằng/doanh thu của chúng tôi thấp hơn, đơn giản vì doanh thu của mình cao hơn thiên hạ, vậy thôi. Nếu 2 cửa hàng đối diện nhau chắc chắn doanh thu TGDĐ có thể gấp 1,5, thậm chí gấp 2 lần của đối thủ cạnh tranh.

Điều này không có nghĩa tôi đè chủ nhà ra bắt họ cho thuê rẻ, bởi đây là quan hệ thương lượng, đâu ai đè được ai. Thậm chí tôi có cảm giác còn trả cao hơn người khác 10-15% bởi mình đang lấy vị trí chiến lược và sẵn sàng trả hơn để lấy nó
".

Có thể hiểu đơn giản, trong bối cảnh bình thường, khi chưa có Covid, việc trả giá thuê mặt bằng cao hơn đối thủ giúp MWG thâu tóm những vị trí đẹp, ở trung tâm. Những lúc ấy, chi phí này không đáng lo ngại do đã được bù đắp bởi nguồn doanh thu lớn hơn nhiều.

Tuy nhiên, Covid-19 xuất hiện, đặc biệt là làn sóng thứ 4, những cửa hàng ở vị trí đặc địa nhất cũng chịu tổn thương và áp lực nhiều nhất. Theo báo cáo cập nhật của VCBS, trong số 2.000 cửa hàng bị đóng cửa của MWG (chiếm khoảng 70% tổng số cửa hàng hiện tại) thì hầu hết là những cửa hàng đóng góp doanh số lớn (khoảng 85-90% tổng doanh thu cả 2 chuỗi TGDĐ và ĐMX trong điều kiện hoạt động bình thường), do chủ yếu nằm ở những thành phố lớn. Trong nửa cuối tháng 7, doanh thu bán hàng online tại những khu vực bị phong toả gần như không có, do hoạt động giao hàng bị hạn chế.

Thế khó của Thế giới di động: Tại sao ông lớn bán lẻ thảo liên tiếp 4 công văn gửi chủ nhà, nhất định đòi giảm bằng được tiền thuê mặt bằng? - Ảnh 2.

Nhìn vào báo cáo tài chính, từ năm 2020, lý do giúp MWG vẫn duy trì được kết quả kinh doanh khả quan là nhờ sự tăng trưởng vượt trội của chuỗi Bách Hoá Xanh (BHX), bù đắp cho sự suy giảm của chuỗi TGDĐ. Thậm chí năm 2021, doanh thu của BHX lần đầu tiên vượt TGDĐ, với 17.600 tỷ đồng cho lũy kế 7 tháng năm 2021 (tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái). Số lượng cửa hàng BHX cũng tăng vượt trội, trái ngược với TGDĐ.

Thế khó của Thế giới di động: Tại sao ông lớn bán lẻ thảo liên tiếp 4 công văn gửi chủ nhà, nhất định đòi giảm bằng được tiền thuê mặt bằng? - Ảnh 3.
Là một nhà kinh doanh, nhìn thấy doanh thu giảm nặng nề, trong khi giá thuê cao hơn mức trung bình, MWG khó có thể ngồi im với "con cưng" TGDĐ. Và nếu như khó có thể thúc đẩy doanh thu thì phải tìm mọi cách cắt giảm phí thuê.

"Thấy một chi phí thuê lớn thì tìm cách để cắt nó đi. Theo các bạn tài chính thì tiền thuê mặt bằng là một chi phí cố định (Fixed Cost), nghĩa là đã trả thì không thể đổi được. Chúng tôi sẽ cho nó thành biến phí (Variable Cost), đi một vòng và lấy về 200 tỷ tiền thuê.

Vì đây là khó khăn thật chứ không phải mình tung hỏa mù với đối tác của mình. Tôi đã khó khăn thật mà bạn còn làm khó tôi nữa thì thôi, tôi trả mặt bằng chứ làm gì bây giờ?",
ông Tài chia sẻ tại Shark Tank Forum 2020.

Có tạo ra tiền lệ xấu?

Trên thực tế, MWG không phải là doanh nghiệp duy nhất quyết liệt tìm cách giảm chi phí thuê mặt bằng.

Còn nhớ hồi tháng 5, CGV đã kiện đối tác cho thuê sau khi đàm phán giảm phí thuê không thành. Theo đơn kiện, năm 2017, CGV đã ký kết mức giá thuê 413 triệu đồng/tháng, thời hạn 20 năm kể từ ngày 9-8-2018 để thuê mặt bằng tại TTTM Lapen Center. Tuy nhiên, từ khi Covid-19 ập đến, doanh thu của CGV gần như trở về 0 do luôn là đối tượng đóng cửa đầu tiên – mở cửa cuối cùng trong mỗi đợt giãn cách. Sau nhiều lần đàm phán nhưng vẫn không tìm được tiếng nói chung trong việc giảm giá thuê, CGV đã đâm đơn kiện đối tác cho thuê, yêu cầu tòa án tuyên chấm dứt hợp đồng thuê do hoàn cảnh thay đổi cơ bản và không bên nào có lỗi khi chấm dứt hợp đồng.

Được biết, ít nhất 2 "chủ nhà" của CGV đã bị đơn vị này đưa ra toà.

Cùng chịu áp lực chi phí mặt bằng lớn, cùng đàm phán giảm phí thuê nhưng điểm khác nhau cơ bản giữa cách làm MWG và CGV nằm ở chỗ: nếu như CGV đàm phán không thành và tìm đến toà án để giải quyết thì MWG chọn cách gửi công văn tuyên bố tự động giảm giá thuê, bất chấp có được sự đồng thuận từ đối tác cho thuê hay không. Một điểm khác biệt đáng kể khác, đó là đối tác cho thuê của CGV là các công ty lớn sở hữu TTTM, còn chủ nhà của MWG chủ yếu là cá nhân, yếu thế hơn về mặt đàm phán.

Thế khó của Thế giới di động: Tại sao ông lớn bán lẻ thảo liên tiếp 4 công văn gửi chủ nhà, nhất định đòi giảm bằng được tiền thuê mặt bằng? - Ảnh 4.

Hành động đơn phương của MWG, được Luật sư Trương Thanh Đức nhận định là không đúng luật, không đúng thoả thuận và cũng không đúng theo cách ứng xử với thị trường, với khách hàng.

Theo Luật sư, sự kiện bất khá kháng không xoá bỏ nghĩa vụ trả tiền. Chưa kể, dịch bệnh là sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật, nhưng có được áp dụng miễn trách vào hợp đồng và áp dụng vào nghĩa vụ nào, mức độ nào mới là quan trọng. Tại Mỹ và Anh, chính phủ hiện còn không tuyên bố dịch bệnh là bất khả kháng.

"Nếu nói vì bất khả kháng mà không trả tiền thuê nhà, thì khác gì bạn bảo với chủ nhà rằng, vì tôi thất nghiệp nên đương nhiên không phải trả tiền nhà, hay nói với ngân hàng rằng, vì tôi thua lỗ nên khỏi thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay ngân hàng", Luật sư Trương Thanh Đức bày tỏ.
 

Bài viết cần bạn xem thêm

8B324D6C-9C05-43CE-A6CB-9E63BA10F124.jpeg
- Mình hay xem TV trên điện thoại và Apple TV, Google Chromecast
Chủ yếu xem ANTV, HTV9 về tin tức, thời sự 60S.,,,
Mua đã lâu, nay mới vào HBO xem thì ko được, bắt m ...
Top