vi phạm bản quyền: Việt Nam gây thiệt hại 200 triệu USD

Các thớt khác của rockdanh

rockdanh

GẮN KẾT
GÂY DỰNG
BSA và IDC công bố vi phạm bản quyền phần mềm:
Việt Nam gây thiệt hại 200 triệu USD
Lao Động số 121 Ngày 29/05/2008:
Phát hiện vụ vi phạm BQPM tại Cty TNHH Archetype VN. (LĐ) - Năm 2007, Việt Nam giảm 3% tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm (BQPM) nhưng vẫn nằm trong tốp 10 thế giới và gây thiệt hại 200 triệu USD (khoảng 3.200 tỉ đồng).
Mỹ có tỉ lệ vi phạm thấp nhất nhưng gây thiệt hại cao nhất với hơn 8 tỉ USD (128 nghìn tỉ đồng). Đây là một phần nội dung báo cáo của Liên minh phần mềm DN (BSA) và Cty số liệu quốc tế (IDC) công bố ngày 28.5 tại Hà Nội.
Nghịch lý toàn cầu
Nếu theo báo cáo của BSA và IDC thì bức tranh toàn cầu về BQPM vẫn là màu xám xịt. Theo tính toán của IDC, tỉ lệ vi phạm BQPM đã tăng từ 35% năm 2006 lên 38% năm 2007. Tuy nhiên, mức độ vi phạm và gây thiệt hại đã càng thêm trầm trọng khi số tiền mà IDC và BSA tính toán là tăng thêm 8 tỉ USD, tương đương với mức 48 tỉ USD năm 2007.
Nếu như các nước nghèo Bangladesh, Armenia, Yemen, Libya... được cho là có tỉ lệ vi phạm BQPM cao nhất thế giới (ở mức trên dưới 90%) thì các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh, Ấn Độ..., nơi có CNTT và công nghiệp PM phát triển, lại gây thiệt hại nhiều nhất.
Đứng đầu trong số này là Mỹ (hơn 8 tỉ USD), Trung Quốc (hơn 6 tỉ USD), Pháp, Ấn Độ (hơn 2 tỉ USD)... Các chuyên gia chỉ rõ: Có một nghịch lý lớn là trong khi các nước nghèo chịu áp lực về tỉ lệ vi phạm BQPM, song chính các nước giàu lại mới là đối tượng gây thiệt hại lớn. Tổng số 11 quốc gia gây thiệt hại cao nhất thì số tiền đã lên tới 31 tỉ USD/ tổng số 48 tỉ USD thiệt hại trên toàn cầu.
Một nghịch lý khác là các quốc gia nghèo, DN yếu thế đang phải đối mặt chính là sự "đầu độc", "gây nghiện" và "chèn ép" từ phía các quốc gia phát triển và các tập đoàn PM lớn trên thế giới. Các chuyên gia phân tích: Để có được công cụ phát triển thì cần ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, các doanh nghiệp (DN) yếu thế hoặc phải chấp nhận vi phạm BQPM, hoặc mất cơ hội cạnh tranh.
Bên cạnh đó, các DNPM cũng đang bị tố cáo là bán BQPM với giá quá cao, trong khi lại đòi hỏi các quốc gia và nhóm DN yếu thế phải đáp ứng các tiêu chuẩn. Chưa hết, sự bành trướng của các tập đoàn, DNPM thế giới đã khiến cho các nước nghèo, cộng đồng DN yếu thế ngày càng chi phí nhiều hơn cho CNTT và BQPM; đồng thời cũng ngày càng lệ thuộc theo quá trình phát triển này. Ví dụ đơn giản là các tập đòan luôn thay thế PM cũ bằng PM mới và từ chối hỗ trợ các PM bị cho là lạc hậu...
Cơ hội cho DNPM VN?
BSA và IDC cho rằng VN chịu thiệt hại hơn 200 triệu USD. Cách tính của 2 cơ quan này khá đơn giản là lấy số tiền tổng chi mua BQPM, trừ đi số tiền bỏ ra mua BQPM thì còn lại số thiệt hại. Tuy nhiên khi trả lời báo giới, IDC tính rằng năm 2007 VN đã phải chi tới khoảng 34 triệu USD để mua BQPM.

Trong khi đó, một số chuyên gia "đính chính" rằng không phải VN chịu thiệt hại 200 triệu USD mà là gây thiệt hại. Điều này có nguyên do bởi chắc chắn VN không tìm đâu cho đủ khoản 200 triệu USD còn lại để đáp ứng giá quá cao mà các DNPM mà chủ yếu là của nước ngòai đòi hỏi.
Theo ông Roland Chan (BSA) thì VN thực sự đang có những nỗ lực đáng kể trong việc chống vi phạm BQPM. Nếu VN thực hiện tốt hơn nữa công việc này thì rất có thể VN sẽ có được DNPM thực sự và đúng nghĩa. Khi đó, số tiền 200 triệu USD kia sẽ có một phần không nhỏ thuộc về các DNPM VN.

Ông Victor Lim (IDC) cũng cho rằng đây thực sự là cơ hội cho CNPM VN nếu như chính phủ có những động thái mạnh mẽ ngăn chặn vi phạm BQPM, khi đó các DNPM VN tận dụng được cơ hội này để đầu tư tiền của, con người cho công nghiệp PM một cách thích đáng.
Cũng theo các chuyên gia thì Việt Nam hoàn toàn có cơ hội phát triển PM nguồn mở. PM này rất có ích khi mà các DN nhỏ và vừa chưa có điều kiện tiếp cận các PM trả tiền, song vẫn có thể tiếp cận PM nguồn mở để ứng dụng vào các lĩnh vực đặc thù hoặc là công cụ hỗ trợ.
 

dzung

GÂY DỰNG
NHẬP HỘI
Nghe nói năm nay VN bớt được 3% nhưng tổng thiệt hại tăng gấp đôi ><
 

TQN

GÂY DỰNG
Coi bộ vấn đề BQPM ở VN còn lâu mới đc giải quyết. Chả ai dại gì bỏ ra 500$ để mua 1 cái PC rùi mất thêm 1000$ nữa để mua phần mềm.
Hy vọng trong tương lai gần (khoảng 5 năm :) ) thì việc mua PMBQ sẽ trở nên thông dụng trong doanh nghiệp. Còn đối với người dùng cá nhân thì chắc sẽ lâu lắm, hoặc phải theo xu thế phần mềm mã nguồn mở.
 

Dragon

Love the luxury
GẮN KẾT
GÂY DỰNG
Ở VN thì dần các công ty phải theo mã mở, trường em sắp phải chuyển wa open office. Mà mấy phần mền chuyên dụng cả nghìn đô như SPSS chẳng hạn thì po tay nhỉ.
 

Bài viết cần bạn xem thêm

Tình hình là em và bạn bè mới khai trương nhà hàng A La Mer, view bãi Mỹ Khê, Đà Nẵng
Rất mong chào đón các ACE HHVN ghé đến thưởng thức, chia sẽ với người thân, bạn bè đi Đà Nẵng ghé ủng hộ.
thức ăn tươi ngon, giá thành hạp lý, địa điểm thì hết chỗ ...
Top