Trong tuần này, Windows 7 chính thức được phát hành. Với nhiều phiên bản, nhiều mức giá cho nhiều đối tượng, người dùng nên chú ý lựa chọn phiên bản phù hợp cho mình để không quá tốn kém mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.
Bảng so sánh tính năng các dòng Windows 7 phổ dụng sau sẽ giúp người dùng bớt “choáng” với hằng hà sa số các tính năng được Microsoft quảng cáo cho hệ điều hành mới này.
Từ bảng so sánh tính năng, có thể rút ra một số lưu ý chính về các phiên bản Windows 7 như sau:
- Windows 7 Starter và Home Basic không hỗ trợ nhiều các tính năng tạo nên tính đột phá của Windows 7 như giao diện Aero, tính kết nối hệ thống, hỗ trợ chế độ chạy trên nền XP Mode, Remote Desktop Host, BitLocker Drive Encryption… Trong đó, Home Basic hỗ trợ thêm nền tảng 64-bit so với Starter chỉ hỗ trợ nền 32-bit. Starter là phiên bản sẽ được cài đặt sẵn trên nhiều dòng netbook thế hệ mới sắp ra mắt trong thời gian tới. 2 phiên bản này vì thế, có thể coi như một đặc tính mang tính “trang trí” nhiều hơn là hữu dụng. Tuy nhiên, sau khi đã làm quen với Windows 7 qua các phiên bản này, người dùng có thể nâng cấp lên đến bản Home Premium từ máy tính của mình qua Upgrade Center.
- Windows 7 Home Premium là phiên bản vừa đủ với người dùng thông thường. Phiên bản này hỗ trợ đầy đủ những yếu tố tạo nên sự nổi bật của Windows 7 mà đặc sắc nhất chính là Windows Aero. Với phiên bản này người dùng có thể tạo Home Group – tính năng giúp chia sẻ các tài nguyên giải trí giữa các máy tính trong cùng nhóm hoạt động. Home Premium còn hỗ trợ nền tảng 64-bit, tính năng đa chạm multitouch và các chức năng giải trí qua Windows Media Player Remote Media Experience.
- Windows 7 Professional là phiên bản thích hợp cho người dùng máy tính cần hỗ trợ nhiều về phân quyền, có thể lưu trữ dự phòng dữ liệu, và có khả năng chạy ở chế độ XP như người sử dụng máy tính văn phòng hay các doanh nghiệp nhỏ.
- Windows 7 Ultimate là phiên bản hoàn chỉnh nhất của Windows 7 với đầy đủ tất cả các chức năng mạnh mẽ của hệ điều hành này. Ngoài các tính năng đã được nêu đến trong những phiên bản cấp thấp hơn, Ultimate còn có tính bảo mật cao, kết nối hệ thống tối ưu và còn hỗ trợ các ứng dụng nền Unix. Đây cũng có thể coi là phiên bản “thừa mứa” nhất nếu người dùng thông thường hoặc ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý định trang bị cho hệ thống của mình.
Như vậy, có thể thấy rằng với hầu hết người dùng thông thường, Windows 7 Home Premium có thể coi là lựa chọn tối ưu và thích hợp nhất trong khi Professional là lựa chọn khá lý tưởng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, liệu Windows 7 có thật sự “thắng thế” so với 1 hệ thống đang hoạt động ổn định trên nền Windows XP hiện tại của phần đông người dùng máy tính tại Việt Nam hay không thì vẫn phải chờ đợi câu trả lời thêm 1 thời gian nữa.
Nguồn Báo thanhnien
Bảng so sánh tính năng các dòng Windows 7 phổ dụng sau sẽ giúp người dùng bớt “choáng” với hằng hà sa số các tính năng được Microsoft quảng cáo cho hệ điều hành mới này.

Từ bảng so sánh tính năng, có thể rút ra một số lưu ý chính về các phiên bản Windows 7 như sau:
- Windows 7 Starter và Home Basic không hỗ trợ nhiều các tính năng tạo nên tính đột phá của Windows 7 như giao diện Aero, tính kết nối hệ thống, hỗ trợ chế độ chạy trên nền XP Mode, Remote Desktop Host, BitLocker Drive Encryption… Trong đó, Home Basic hỗ trợ thêm nền tảng 64-bit so với Starter chỉ hỗ trợ nền 32-bit. Starter là phiên bản sẽ được cài đặt sẵn trên nhiều dòng netbook thế hệ mới sắp ra mắt trong thời gian tới. 2 phiên bản này vì thế, có thể coi như một đặc tính mang tính “trang trí” nhiều hơn là hữu dụng. Tuy nhiên, sau khi đã làm quen với Windows 7 qua các phiên bản này, người dùng có thể nâng cấp lên đến bản Home Premium từ máy tính của mình qua Upgrade Center.
- Windows 7 Home Premium là phiên bản vừa đủ với người dùng thông thường. Phiên bản này hỗ trợ đầy đủ những yếu tố tạo nên sự nổi bật của Windows 7 mà đặc sắc nhất chính là Windows Aero. Với phiên bản này người dùng có thể tạo Home Group – tính năng giúp chia sẻ các tài nguyên giải trí giữa các máy tính trong cùng nhóm hoạt động. Home Premium còn hỗ trợ nền tảng 64-bit, tính năng đa chạm multitouch và các chức năng giải trí qua Windows Media Player Remote Media Experience.
- Windows 7 Professional là phiên bản thích hợp cho người dùng máy tính cần hỗ trợ nhiều về phân quyền, có thể lưu trữ dự phòng dữ liệu, và có khả năng chạy ở chế độ XP như người sử dụng máy tính văn phòng hay các doanh nghiệp nhỏ.
- Windows 7 Ultimate là phiên bản hoàn chỉnh nhất của Windows 7 với đầy đủ tất cả các chức năng mạnh mẽ của hệ điều hành này. Ngoài các tính năng đã được nêu đến trong những phiên bản cấp thấp hơn, Ultimate còn có tính bảo mật cao, kết nối hệ thống tối ưu và còn hỗ trợ các ứng dụng nền Unix. Đây cũng có thể coi là phiên bản “thừa mứa” nhất nếu người dùng thông thường hoặc ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý định trang bị cho hệ thống của mình.
Như vậy, có thể thấy rằng với hầu hết người dùng thông thường, Windows 7 Home Premium có thể coi là lựa chọn tối ưu và thích hợp nhất trong khi Professional là lựa chọn khá lý tưởng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, liệu Windows 7 có thật sự “thắng thế” so với 1 hệ thống đang hoạt động ổn định trên nền Windows XP hiện tại của phần đông người dùng máy tính tại Việt Nam hay không thì vẫn phải chờ đợi câu trả lời thêm 1 thời gian nữa.
Nguồn Báo thanhnien