blue2
GẮN KẾT
Vậy là còn 4-5 tháng nữa, sony sẽ kết thúc mọi hỗ trợ trực tuyến trên Internet cho dòng sản phẩm Sony Clie, sau 5 năm gia nhập thị trường PDA thế giới và mang đến cho người dùng Palm những thiết bị giải trí số đáng giá. 5 tháng nữa, Sony sẽ không còn dính dáng gì đến hệ thống thiết bị trợ lí số cầm tay nổi tiếng nữa. Sự ra đi của Sony Clie đã làm biết bao người sử dụng trên thế giới cảm thấy luyến tiếc. Nhiều người sẽ tự hỏi là chẳng biết đến bao giờ họ mới có thể có được những chiếc PDA multimedia mạnh mẽ, và kiểu dáng vô cùng tinh tế như clié nữa. Sẽ không còn những TH55 đơn giản mà sang trọng, NX, NR nắp xoay đầy nam tính, hay UX với dáng cong “sành điệu”, hoặc là VZ90 đầy vẻ “quyền quí”. Sony rút lui với tư cách là nhà sản xuất PDA nhất nhi thế giới (cạnh tranh với HP, và palmone). Với nguời dùng, đó có thể là một sự mất mát lớn nhưng nhìn lại, với các nhà sản xuất đó lại có thể là một lối đi hợp lí.
Mặc dù Sony ra đi đã làm cho Palmone lỗ nặng mấy năm gần đây, vì dù gì, sony, bắt đầu sản xuất Palm từ 2000-2001, đã mua bản quyền của palmsource khá nhiều. Nhưng đó là chuyện của Palm, Sony đã có những hướng đi khác của mình. Sony không phải hãng chuyên sản xuất maý tính như HP, hay Dell, mà là hãng điện tử khổng lồ chuyên về điện tử gia dụng, như TV, DVD, hệ thống âm thanh, điện thoại Ericsson, máy nghe nhạc Walkman, máy ảnh cybershot, máy quay Handycam… Để cho ra những sản phẩm như Sony Clie, hãng phải chi ra biết bao nhiêu tiền để thuê kĩ sư, chuyên gia nghiên cứu phần cứng, phần mềm, thiết kế kiểu dáng… Kết quả cuối cùng là họ cho ra những sản phẩm công nghệ cao cực kì hấp dẫn. Thế nhưng, khi một người đã quyết định mua một chiếc PDA, thì chắc chắn họ muốn dùng chiếc PDA đó trong 2-3 năm. Đó cũng là vấn đề chung của thị trường PDA, không như ĐTDĐ, một năm có thể thay vài lần, nhưng với PDA, thì điều này là rất khó, không phải vì họ không có tiền, mà là vì chẳng có gì để thay. Con Clie NX ra lò cách đây 2 năm nhưng chức năng của nó vẫn vượt trội hơn nhiều so với những mẫu ĐT mới nhất hiện nay (ko kể các chức năng wireless). Một sản phẩm vừa đắt, vừa khó bán (vì ít người biết đến), vừa lãi ít, Sony đã chọn con đường lui. Và chắc chắn, sony không phải là hãng duy nhất. Đó chính là tương lai của PDA, mà rất nhiều nguời dự đoán.
HP và Dell vẫn đang đeo đuổi thị trường PDA, microsoft vừa tung ra Windows Mobile 5.0, nhưng doanh số PDA vẫn cứ giảm đều đều. Tại sao vậy. Rất đơn giản, PDA đã chết vì chính sức mạnh của nó. Chẳng ai chi ra hàng trăm USD để mua về một thiết bị số mà ngưòi đó chỉ có thể tận dụng được chưa tới 50% khả năng của nó cả. Nếu thử hỏi một trong trăm người, thì chả được bao nhiêu ngươì biết đến Palm, chứ đừng nói gì là Clie (cái này nước ngoài thì phổ biến hơn, nhưng cũng là những khái niệm mơ hồ). Bởi thế mà người mua PDA bao gọn lại chỉ gồm những người yêu thích công nghệ, hay những doanh nhân. Cùng với sự phát triển của Smartphone, người dùng có thể thực hiện chức năng PDA bằng chiếc DT của mình. Cho nên những chiếc PDA truyền thống màn hình lớn ngày càng mất vị thế của mình. Thay vào đó là những chiếc ĐT thông minh nhỏ gọn (và dĩ nhiên màn hình cũng nhỏ theo), chức năng mạnh, mà Treo650 là một điển hình.
Lại bàn về Sony, sau khi ngừng bán Clie cho US và EU, Sony dồn hết sức vào cuộc cạnh tranh ĐTDĐ, một vùng đất màu mỡ doanh thu. Người dùng sẽ chẳng phải đắn đo giữa Clie hay Ericsson nữa, giờ đây chỉ có một lựa chọn. Ericsson chẳng thể nào so với Clie, nhưng nó đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho sony. Hơn nữa, không có Clie, Sony tập trung hơn vào sản xuất Ericsson. Nhìn vào Z800 thì ai cũng thấy nó có chút dáng dấp của NX, NZ, nhưng camera đến 1.3M, có trợ sáng. Sony rõ ràng muốn tập trung sản xuất một thiết bị có lời hơn là sản xuất một thiết bị để “chiều lòng thiên hạ”.
Hãy xem tương lai của PDA, cả Palm lẫn Pocket PC sẽ thế nào… I-)
Mặc dù Sony ra đi đã làm cho Palmone lỗ nặng mấy năm gần đây, vì dù gì, sony, bắt đầu sản xuất Palm từ 2000-2001, đã mua bản quyền của palmsource khá nhiều. Nhưng đó là chuyện của Palm, Sony đã có những hướng đi khác của mình. Sony không phải hãng chuyên sản xuất maý tính như HP, hay Dell, mà là hãng điện tử khổng lồ chuyên về điện tử gia dụng, như TV, DVD, hệ thống âm thanh, điện thoại Ericsson, máy nghe nhạc Walkman, máy ảnh cybershot, máy quay Handycam… Để cho ra những sản phẩm như Sony Clie, hãng phải chi ra biết bao nhiêu tiền để thuê kĩ sư, chuyên gia nghiên cứu phần cứng, phần mềm, thiết kế kiểu dáng… Kết quả cuối cùng là họ cho ra những sản phẩm công nghệ cao cực kì hấp dẫn. Thế nhưng, khi một người đã quyết định mua một chiếc PDA, thì chắc chắn họ muốn dùng chiếc PDA đó trong 2-3 năm. Đó cũng là vấn đề chung của thị trường PDA, không như ĐTDĐ, một năm có thể thay vài lần, nhưng với PDA, thì điều này là rất khó, không phải vì họ không có tiền, mà là vì chẳng có gì để thay. Con Clie NX ra lò cách đây 2 năm nhưng chức năng của nó vẫn vượt trội hơn nhiều so với những mẫu ĐT mới nhất hiện nay (ko kể các chức năng wireless). Một sản phẩm vừa đắt, vừa khó bán (vì ít người biết đến), vừa lãi ít, Sony đã chọn con đường lui. Và chắc chắn, sony không phải là hãng duy nhất. Đó chính là tương lai của PDA, mà rất nhiều nguời dự đoán.
HP và Dell vẫn đang đeo đuổi thị trường PDA, microsoft vừa tung ra Windows Mobile 5.0, nhưng doanh số PDA vẫn cứ giảm đều đều. Tại sao vậy. Rất đơn giản, PDA đã chết vì chính sức mạnh của nó. Chẳng ai chi ra hàng trăm USD để mua về một thiết bị số mà ngưòi đó chỉ có thể tận dụng được chưa tới 50% khả năng của nó cả. Nếu thử hỏi một trong trăm người, thì chả được bao nhiêu ngươì biết đến Palm, chứ đừng nói gì là Clie (cái này nước ngoài thì phổ biến hơn, nhưng cũng là những khái niệm mơ hồ). Bởi thế mà người mua PDA bao gọn lại chỉ gồm những người yêu thích công nghệ, hay những doanh nhân. Cùng với sự phát triển của Smartphone, người dùng có thể thực hiện chức năng PDA bằng chiếc DT của mình. Cho nên những chiếc PDA truyền thống màn hình lớn ngày càng mất vị thế của mình. Thay vào đó là những chiếc ĐT thông minh nhỏ gọn (và dĩ nhiên màn hình cũng nhỏ theo), chức năng mạnh, mà Treo650 là một điển hình.
Lại bàn về Sony, sau khi ngừng bán Clie cho US và EU, Sony dồn hết sức vào cuộc cạnh tranh ĐTDĐ, một vùng đất màu mỡ doanh thu. Người dùng sẽ chẳng phải đắn đo giữa Clie hay Ericsson nữa, giờ đây chỉ có một lựa chọn. Ericsson chẳng thể nào so với Clie, nhưng nó đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho sony. Hơn nữa, không có Clie, Sony tập trung hơn vào sản xuất Ericsson. Nhìn vào Z800 thì ai cũng thấy nó có chút dáng dấp của NX, NZ, nhưng camera đến 1.3M, có trợ sáng. Sony rõ ràng muốn tập trung sản xuất một thiết bị có lời hơn là sản xuất một thiết bị để “chiều lòng thiên hạ”.
Hãy xem tương lai của PDA, cả Palm lẫn Pocket PC sẽ thế nào… I-)